Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là tạo mọi điều kiện cho người học đáp ứng tối đa nhu cầu chiếm lĩnh tri thức và vận dụng được tri thức vào thực tiễn. Tuy nhiên khó khăn phát sinh là thời gian lên lớp mỗi học phần giảm đi 1/3, đồng nghĩa với việc sinh viên (SV) phải tự học, tự nghiên cứu nhiều hơn. | 337 PHÁT HUY NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SNH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ KHOA SƯ PHẠM NGỮ VĂN - SỬ - ĐỊA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP SV. Trần Quốc Giang ThS. Trần Thị Hiền Tóm tắt. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là tạo mọi điều kiện cho người học đáp ứng tối đa nhu cầu chiếm lĩnh tri thức và vận dụng được tri thức vào thực tiễn. Tuy nhiên khó khăn phát sinh là thời gian lên lớp mỗi học phần giảm đi 1 3 đồng nghĩa với việc sinh viên SV phải tự học tự nghiên cứu nhiều hơn. Nhưng thực tế vấn đề tự học của SV chuyên ngành Lịch sử Khoa SP Ngữ Văn Sử - Địa đã nảy sinh nhiều tồn tại. Biện pháp khắc phục những tòn tại đó phải từ phía người dạy người học lẫn cơ sở đào tạo. 1. Đặt vấn đề Phát triển kĩ năng tự học nhằm nâng cao năng lực tư duy sáng tạo cho SV ngành sư phạm Lịch sử là nhiệm vụ quan trọng trong công tác đào tạo của Khoa SP Ngữ Văn Sử - Địa nói riêng Trường Đại học Đồng Tháp nói chung. Để phát huy một cách tối đa năng lực tự học tự nghiên cứu thì bản thân mỗi SV phải vạch ra cho bản thân một kế hoạch phù hợp với năng lực và với mục tiêu từng học phần để tự chiếm lĩnh tri thức từ đó vận dụng vào thực tiễn nghề nghiệp. Qua thực tiễn của khóa học 2012 2016 tác giả đề cập đến thực trạng tự học của SV ngành sư phạm Lịch sử thuộc Khoa SP Ngữ Văn Sử - Địa và đề xuất một số biện pháp nâng cao việc tự học tự nghiên cứu. 2. Nội dung . Thực trạng của việc tự học tự nghiên cứu của SV ngành sư phạm Lịch sử thuộc Khoa SP Ngữ Văn - Sử - Địa Thực trạng chung của các trường khi chuyển đổi sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ là thời gian giảng dạy trên lớp của giảng viên giảm nhiều theo đó số giờ tự học của SV tăng lên gấp đôi. Vấn đề đáng lưu tâm trong đào tạo học chế tín chỉ đó là tính chủ động của người học vì bản chất của nó đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình dạy - học tạo cho họ thói quen tự học tự khám phá kiến thức có kĩ năng giải quyết vấn đề tự chủ động thời gian hoàn thành một môn học một chương trình 26. Tuy nhiên việc chuyển sang mô hình này không phải .