Khả năng kích kháng bệnh cháy bìa lá lúa của hai loại dịch trích thực vật ở khía cạnh mô học

Bài viết được tiến hành nhằm tìm ra loại dịch trích thực vật có hiệu quả ức chế căn bệnh này. Dịch trích củ tỏi, lá mù u và lá dừa cạn đã được sử dụng dưới dạng dịch trích đơn thuần và dịch trích kết hợp với dung dịch kẽm acetate 1 mM. | Tạp chí Khoa học Đại học Huế Khoa học Tự nhiên pISSN 1859-1388 Tập 130 Số 1A 97 106 2021 eISSN 2615-9678 KHẢ NĂNG KÍCH KHÁNG BỆNH CHÁY BÌA LÁ LÚA CỦA HAI LOẠI DỊCH TRÍCH THỰC VẬT Ở KHÍA CẠNH MÔ HỌC Lê Thanh Toàn Văng Viết Bình Khoa Nông nghiệp Trường Đại học Cần Thơ Đường 3 2 Ninh Kiều Cần Thơ Việt Nam Tác giả liên hệ Lê Thanh Toàn Ngày nhận bài 28-04-2020 Ngày chấp nhận đăng 05-09-2020 Tóm tắt. Cháy bìa lá là một trong những bệnh do vi khuẩn gây hại nghiêm trọng ở hầu hết các nước trồng lúa trên thế giới. Do đó nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra loại dịch trích thực vật có hiệu quả ức chế căn bệnh này. Dịch trích củ tỏi lá mù u và lá dừa cạn đã được sử dụng dưới dạng dịch trích đơn thuần và dịch trích kết hợp với dung dịch kẽm acetate 1 mM. Trong điều kiện in vitro dịch trích lá dừa cạn và dịch trích lá dừa cạn kết hợp kẽm acetate cho hiệu quả ức chế sự phát triển khuẩn lạc Xanthomonas oryzae pv. oryzae lần lượt là 24 32 và 100 . Ở điều kiện nhà lưới xử lý dịch trích lá dừa cạn thông qua áo hạt và phun lên tán lá lúa ở 15 30 và 45 ngày sau gieo giúp kích thích tế bào cây lúa tổng hợp polyphenol kháng khuẩn sớm và kéo dài đến 96 h sau lây bệnh. Thời gian giảm bệnh trên lá lúa sau khi xử lý dịch trích kéo dài đến 14 ngày sau lây bệnh. Ở thời điểm này mật số vi khuẩn gây bệnh trong lá lúa xử lý bằng dịch trích thấp hơn so với đối chứng không xử lý. Từ khóa cháy bìa lá dịch trích lá dừa cạn lúa Xanthomonas oryzae Plant extracts against rice leaf blight from histopathological aspect Le Thanh Toan Vang Viet Binh College of Agriculture Can Tho University 3 2 St. Ninh Kieu Can Tho Vietnam Correspondence to Le Thanh Toan Received 28 April 2020 Accepted 05 September 2020 Abstract. Leaf blight is one of the most severe bacterial diseases in most rice-cultivating countries all over the world. Therefore this research was carried out to seek effective plant extracts for managing this disease. The extracts of garlic tamanu and periwinkle were utilized as pure and combined .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.