Bài viết trình bày việc áp dụng phương pháp FSA (Full Spectrum Analysis) vào phân tích xác định hoạt độ các đồng vị phóng xạ tự nhiên 226Ra, 232Th, 40K trong các mẫu đất hình học Marinelli bằng hệ phổ kế gamma phòng thí nghiệm. Mẫu chuẩn IAEA-SL-2, KL-01 được sử dụng làm mẫu phân tích để kiểm tra độ tin cậy của phương pháp FSA. | TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 18 Số 3 2021 538-547 Vol. 18 No. 3 2021 538-547 ISSN 1859-3100 Website http Bài báo nghiên cứu ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP FSA ĐỂ PHÂN TÍCH PHÓNG XẠ MÔI TRƯỜNG CHO MẪU HÌNH HỌC MARINELLI Huỳnh Thị Yến Hồng Trương Hữu Ngân Thy Trịnh Hoa Lăng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam Tác giả liên hệ Huỳnh Thị Yến Hồng Email htyhong@ Ngày nhận bài 12-01-2021 ngày nhận bài sửa 23-02-2021 ngày duyệt đăng 30-03-2021 TÓM TẮT Trong bài báo này chúng tôi áp dụng phương pháp FSA Full Spectrum Analysis vào phân tích xác định hoạt độ các đồng vị phóng xạ tự nhiên 226Ra 232Th 40K trong các mẫu đất hình học Marinelli bằng hệ phổ kế gamma phòng thí nghiệm. Mẫu chuẩn IAEA-SL-2 KL-01 được sử dụng làm mẫu phân tích để kiểm tra độ tin cậy của phương pháp FSA. Kết quả phân tích các mẫu đất bằng phương pháp FSA được so sánh với EWA Energy Window Analysis . Từ đó chúng tôi đánh giá những ưu điểm của phương pháp FSA so với phương pháp phân tích truyền thống EWA. Từ khóa đồng vị phóng xạ môi trường EWA FSA 1. Giới thiệu Trong các phương pháp phân tích hoạt độ phóng xạ môi trường phương pháp được sử dụng phổ biến nhất là phương pháp Energy Window Analysis EWA . Trong phương pháp này trước tiên diện tích các đỉnh năng lượng gamma được xác định bởi người dùng hoặc bằng các chương trình có sẵn. Sau đó hoạt độ của các đồng vị phóng xạ sẽ được xác định dựa trên các diện tích đỉnh tính được kết hợp với các thông số như xác suất phát gamma thời gian đo hiệu suất ghi nhận của đầu dò Việc xác định hoạt độ bằng phương pháp này đòi hỏi sự công phu và tốn nhiều thời gian trong việc xử lí. Bên cạnh đó các hiệu ứng trong quá trình đo đạc như sự trùng phùng thực tự hấp thụ hay các sai số trong số liệu từ các thư viện hạt nhân sẽ dẫn đến sự tăng thêm hay giảm bớt diện tích đỉnh và gây sai lệch đáng kể cho kết quả. Để hạn chế