Phật giáo thường nhắc đến chân như, vô ngã, an lạc, duyên khởi và coi những triết lý này như là những điểm mấu chốt. Thơ Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến nay tiếp thu tinh thần Phật giáo đã cho thấy mối quan hệ bình đẳng, hòa quyện giữa con người với con người, hữu tình và vô tình, sự sống và cái chết, thế gian và xuất thế gian ., tất cả cùng hiện hữu ngay “tại đây” và “bây giờ”. Bài báo hướng đến làm rõ triết lý chân như và tinh thần tịnh lạc trong thơ Việt Nam hiện đại qua một số tác giả tiêu biểu. | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ TRIẾT LÝ CHÂN NHƯ VÀ TINH THẦN TỊNH LẠC TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Đặng Thị Đông1 TÓM TẮT Phật giáo thường nhắc đến chân như vô ngã an lạc duyên khởi và coi những triết lý này như là những điểm mấu chốt. Thơ Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến nay tiếp thu tinh thần Phật giáo đã cho thấy mối quan hệ bình đẳng hòa quyện giữa con người với con người hữu tình và vô tình sự sống và cái chết thế gian và xuất thế gian. tất cả cùng hiện hữu ngay tại đây và bây giờ . Điều này có thể khảo sát và thấy rõ qua thơ của các tác giả chịu ảnh hưởng Phật giáo từ năm 1945 đến nay như Quách Tấn Bùi Giáng Phạm Thiên Thư Nhất Hạnh Viên Minh TK Thiện Hữu Nguyễn Đức Sơn Minh Đức Triều Tâm Ảnh Tiểu Viên. Bài báo hướng đến làm rõ triết lý chân như và tinh thần tịnh lạc trong thơ Việt Nam hiện đại qua một số tác giả tiêu biểu. Từ khóa Triết lý Phật giáo chân như tịnh lạc thơ Việt Nam hiện đại. 1. MỞ ĐẦU Nhân sinh quan Phật giáo hướng đến con người với vị trí trung tâm. Phật giáo thường nhắc đến chân như vô ngã an lạc duyên khởi và coi những triết lý này như là những điểm mấu chốt. Khi không còn phân biệt thân sơ người cảnh thể nhập hòa tan với tất cả bằng năng lượng của lòng từ bi tràn ngập thì con người có thể an nhiên trong mọi hoàn cảnh và điều kiện. Hiểu được chân như sẽ sống được với vô ngã trong tinh thần của tịnh lạc tất cả đều diễn ra tự nhiên mà hết sức đầy đủ trọn vẹn. Những lời dạy tốt đẹp của đức Phật được nhiều người tiếp thu và có ảnh hưởng đến thơ Việt Nam hiện đại. Triết lý chân như và tinh thần tịnh lạc xuất hiện trong thơ hiện đại khiến thơ Việt Nam thêm phong phú và sâu sắc. Tiêu biểu cho việc tiếp thu tư tưởng này của Phật giáo trong thơ Việt Nam từ năm 1945 đến nay phải kể đến các tác giả như Quách Tấn Bùi Giáng Phạm Thiên Thư Nhất Hạnh Viên Minh TK Thiện Hữu Nguyễn Đức Sơn Minh Đức Triều Tâm Ảnh Tiểu Viên. 2. NỘI DUNG . Nhận ra chân như thật tính Khi giác ngộ pháp thể nhập được rồi thì bản lai diện mục chân như thật