Các loại hình địa danh lịch sử - văn hóa ở vùng miền núi Thanh Hóa

Loại hình địa danh lịch sử - văn hóa là loại tên gọi các đối tượng di tích lịch sử - văn hóa. Ở mỗi vùng miền, các loại hình địa danh lịch sử - văn hóa có sự khác nhau. Địa danh lịch sử - văn hóa vùng miền núi Thanh Hóa tương đối đa dạng, phản ánh đặc điểm văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, cảnh quan của các địa phương. Đây chính là nội dung nghiên cứu của bài viết này. | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ CÁC LOẠI HÌNH ĐỊA DANH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở VÙNG MIỀN NÚI THANH HÓA Vũ Thị Thắng 1 TÓM TẮT Loại hình địa danh lịch sử - văn hóa là loại tên gọi các đối tượng di tích lịch sử - văn hóa. Ở mỗi vùng miền các loại hình địa danh lịch sử - văn hóa có sự khác nhau. Địa danh lịch sử - văn hóa vùng miền núi Thanh Hóa tương đối đa dạng phản ánh đặc điểm văn hóa lịch sử tín ngưỡng phong tục tập quán cảnh quan của các địa phương. Đây chính là nội dung nghiên cứu của bài viết này. Từ khóa Địa danh lịch sử - văn hóa danh thắng miền núi Thanh Hóa. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Địa danh thường được hiểu là tên gọi của các đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn tồn tại ở một vị trí nhất định trên trái đất. Những tên gọi này là những tấm bia lịch sử - văn hoá là những vật hoá thạch lưu giữ các thông tin về địa phương nơi mà chúng tồn tại. Những thông tin về địa lý tự nhiên về cảnh quan môi trường về văn hoá lịch sử tộc người được lưu giữ trong địa danh trở thành mối quan tâm của nhiều ngành khoa học khác nhau. Nhiều công trình khoa học nhiều từ điển địa danh ra đời đã ghi nhận những giá trị của địa danh mang lại. Ở góc độ ngôn ngữ - văn hoá địa danh trở thành đối tượng nghiên cứu đầy tiềm năng và đã có những thành công nhất định. Tuy nhiên với một khối lượng khổng lồ các địa danh tồn tại dày đặc trên lãnh thổ Việt Nam thì việc nghiên cứu địa danh nói chung và địa danh lịch sử - văn hoá nói riêng tại các vùng miền địa phương cụ thể chưa có dấu hiệu dừng lại. Nghiên cứu các loại hình địa danh lịch sử - văn hoá ở vùng miền núi Thanh Hoá cũng nằm trong dòng chảy chung đó. Đặc biệt khi quá trình đô thị hoá đã và đang diễn ra sâu sắc đến tận các bản mường xa xôi thì việc nghiên cứu địa danh lịch sử - văn hoá để lưu giữ và phát huy các giá trị truyền thống của tộc người là việc làm cần thiết và ý nghĩa. Vùng miền núi phía tây của tỉnh Thanh Hóa có 11 huyện bao gồm Thạch Thành Cẩm Thủy Bá Thước Quan Hóa Quan Sơn Mường Lát Ngọc Lặc Lang Chánh Thường Xuân

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.