Bài viết trình bày nghiên cứu phân vùng chất lượng nước mặt theo diễn biến phát triển các vùng kinh tế của tỉnh Bạc Liêu. Phát triển kinh tế hiệu quả mà nguồn nước là tư liệu sản xuất thiết yếu, chất lượng nước quyết định sự thành công hay thất bại, cần phân tích tổng hợp các yếu tố đặc trưng về nguồn nước tại các vùng là sự tổ hợp những yếu tố có tính phân bố không gian, chế độ ngập, chất lượng nước cho quy hoạch nông lâm ngư nghiệp, du lịch . | TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Bài báo khoa học Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước mặt theo diễn biến phát triển các vùng kinh tế của tỉnh Bạc Liêu Huỳnh Phú1 1 Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh HUTECH Tác giả liên hệ Tel. 84 966687548 Ban Biên tập nhận bài 05 03 2021 Ngày phản biện xong 11 4 2021 Ngày đăng bài 25 5 2021 Tóm tắt Bài báo trình bày nghiên cứu phân vùng chất lượng nước mặt theo diễn biến phát triển các vùng kinh tế của tỉnh Bạc Liêu. Phát triển kinh tế hiệu quả mà nguồn nước là tư liệu sản xuất thiết yếu chất lượng nước quyết định sự thành công hay thất bại cần phân tích tổng hợp các yếu tố đặc trưng về nguồn nước tại các vùng là sự tổ hợp những yếu tố có tính phân bố không gian chế độ ngập chất lượng nước cho quy hoạch nông lâm ngư nghiệp du cứu sử dụng các phương pháp điều tra khảo sát lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu hóa lý TSS BOD5 COD N NH4 N NO2 P PO4 Coliform tính toán chỉ số WQI So sánh với QCVN 08 MT 2015 BTNMT. Kết quả đã phân vùng chất lượng nước i Vùng phát triển kinh tế hiệu quả vùng sinh thái phía Bắc Quốc Lộ 1A có diện tích tự nhiên ha và được chia thành 02 Tiểu vùng a Tiểu vùng giữ ngọt ổn định sinh thái ngọt có diện tích tự nhiên ha b Tiểu vùng chuyển đổi sản xuất sinh thái mặn lợ đan xen trong đó ha đất tôm lúa ha đất sản xuất nông nghiệp ha ii Vùng phát triển các ngành vận tải và du lịch biển mở rộng hợp tác quốc tế và bảo vệ an ninh quốc phòng. Từ khóa Bạc liêu Nước mặt Phân vùng kinh tế Sinh thái mặn lợ Tiểu vùng sinh thái. 1. Mở đầu Bạc Liêu có hai nguồn nước mặt chính nguồn nước mặn lợ và nguồn nước ngọt mỗi loại có những đặc điểm riêng về nguồn cung cấp và tiềm năng khai thác sử dụng. Tài nguyên nước mặn lợ phần lớn địa bàn tỉnh Bạc Liêu chịu ảnh hưởng trực tiếp của triều biển Đông và biển Tây có hệ thống kênh rạch chằng chịt ăn thông với nhau nên nguồn nước mặn rất dồi dào có khuynh hướng lấn át nguồn nước ngọt tuy nhiên do biển Đông và