"Ebook Lịch sử Việt Nam bằng tranh (Tập 1: Thời vua Hùng): Phần 1" trình bày người cổ Việt Nam; con Rồng cháu Tiên; Phù Đổng Thiên Vương. Mời các bạn cùng tham khảo ebook để nắm chi tiết nội dung. | Chia sẻ ebook Hình vẽ do phòng vẽ Lịch sử Việt Nam bằng tranh thực hiện Họa sĩ thể hiện Nguyễn Trung Tín Nguyễn Đức Hòa Vũ Dũng Tấn Lễ Biên tập hình ảnh Nguyễn Huy BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN DO THƯ VIỆN KHTH THỰC HIỆN General Sciences Library Cataloging-in-Publication Data Thời Hùng Vương Trần Bạch Đằng chủ biên Phan An . và . khác biên soạn họa sĩ Nguyễn Đức Hòa . và . khác . - Tái bản lần 1. - . Hồ Chí Minh Trẻ 2015. 312 tr. minh họa 24 cm. - Lịch sử Việt Nam bằng tranh . 1. Triều đại Hồng Bàng 2879-258 trước công nguyên Truyền thuyết -- Sách tranh. 2. Việt Nam -- Lịch sử -- Đến 939 -- Sách tranh. I. Trần Bạch Đằng. II. Phan An. III. Ts Lịch sử Việt Nam bằng tranh. 1. Hong Bang dynasty 2879-258 . Legendary -- Pictorial works. 2. Vietnam -- History -- To 939 -- Pictorial works. -- dc 22 T449 LỜI GIỚI THIỆU Công trình Lịch sử Việt Nam bằng tranh ra đời nhằm mục đích giới thiệu lịch sử nước nhà một cách ngắn gọn sinh động có hệ thống qua cách kể chuyện súc tích và tranh minh họa. Bộ sách tranh nhiều tập này cố gắng phản ánh con người và đất nước Việt Nam theo đúng tiến trình lịch sử với không gian văn hóa y phục tính cách phù hợp với từng thời kỳ từng triều đại cụ thể. Bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh dự kiến thực hiện xuyên suốt từ thời đại đồ đá đồ đồng đến thời Hùng Vương dựng nước trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc đến thời kỳ tự chủ của các triều đại Ngô Đinh Lê Lý Trần Lê Nguyễn và cuối cùng là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước vừa qua. Bộ sách được chia làm nhiều tập mỗi tập viết về một thời kỳ hay một nhân vật một vấn đề tiêu biểu của thời kỳ đó. Mỗi tập có cấu trúc độc lập riêng nhưng hài hòa trong một tổng thể chung là Lịch sử Việt Nam. Trong quá trình biên soạn các tác giả còn chú ý thể hiện các đặc điểm văn hóa lễ hội phong tục tập quán tiêu biểu của từng thời kỳ lịch sử. Công trình là nỗ lực chung của các họa sĩ các cán bộ nghiên cứu của Viện Khoa học Xã hội tại TP Hồ Chí Minh và Nhà