Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Phúc Thọ hỗ trợ các em học sinh hệ thống kiến thức cho học sinh, giúp các em vận dụng kiến thức đã được học để giải các bài tập được ra. Mời các bạn cùng tham khảo! | SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ CUƠNG ÔN THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019 2020 TRƯỜNG THPT PHÚC THỌ Môn Địa lí lớp 10 CHỦ ĐỀ 1 ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP I. LÍ THUYẾT 1. Kiến thức . Trình bày được vai trò và đặc điểm của sản xuất công nghiệp Vai trò và đặc điểm của sản xuất công nghiệp Có vai trò chủ đao trong nền kinh tế. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác và củng cố an ninh quốc phòng. Tạo điều kiện khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên làm thay đổi sự phân công lao động và giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng lãnh thổ. Sản xuất ra các sản phẩm mới tạo khả năng mở rộng sản xuất mở rộng thị trường lao động và tăng thu nhập. Đặc điểm của sản xuất công nghiệp Bao gồm 2 giai đoạn. Có tính chất tập trung cao độ. Bao gồm nhiều ngành phức tạp được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng. . Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp Vị trí địa lí Có tác động rất lớn đến việc lựa chọn để xây dựng các nhà máy các khu công nghiệp khu chế xuất. Điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên là nhân tố quan trọng cho sự phát triển và phân bố công nghiệp. Dân cư kinh tế xã hội Dân cư lao động số lượng và chất lượng lao động có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp. Tiến bộ khoa học kĩ thuật làm cho việc khai thác sự dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp làm thay đổi quy luật phân bố các xí nghiệp công nghiệp. Thị trường có tác động mạnh mẽ tới việc lựa chọn vị trí xây dựng xí nghiệp hướng chuyên môn hóa sản xuất. . Trình bày và giải thích được vai trò đặc điểm và sự phân bố một số ngành công nghiệp chủ yếu trên thế giới Vai trò đặc điểm và sự phân bố một số ngành công nghiệp chủ yếu trên thế giới Công nghiệp năng lượng Công nghiệp khai thác than khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực. Công nghiệp điện tử tin học. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng công nghiệp dệt may. Công nghiệp thực phẩm. . Phân biệt được một số hình thức