QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU, ĐIỀU TRA CƠ BẢN VỀ TIỀM NĂNG KHÍ HYDRATE Ở CÁC VÙNG BIỂN VÀ THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM” THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số 796 QĐ-TTg CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội ngày 03 tháng 06 năm 2010 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRA CƠ BẢN VỀ TIỀM NĂNG KHÍ HYDRATE Ở CÁC VÙNG BIỂN VÀ THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001 Căn cứ Quyết định số 47 2006 QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020 Căn cứ Quyết định số 1270 QĐ-TTg ngày 24 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung Chương trình nghiên cứu điều tra cơ bản về tiềm năng khí hydrate ở các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam vào nhiệm vụ của Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020 tại Quyết định số 47 2006 QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Phê duyệt Chương trình nghiên cứu điều tra cơ bản về tiềm năng khí hydrate ở các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam sau đây gọi tắt là Chương trình với những nội dung chủ yếu sau A. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO 1. Nghiên cứu điều tra cơ bản khí hydrate nhằm xác định tiềm năng nguồn tài nguyên này ở các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam. 2. Nghiên cứu điều tra cơ bản về tiềm năng tài nguyên khí hydrate phải mang tính kế thừa có chọn lọc tiếp thu những thành tựu công nghệ mới của thế giới. Ưu tiên hợp tác với các nước có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến về nghiên cứu điều tra khí hydrate. 3. Xây dựng hệ thống thể chế chính sách pháp luật để quản lý bảo đảm an toàn trong nghiên cứu điều tra thăm dò khai thác nguồn tài nguyên này và bảo vệ môi trường. B. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH 1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu điều tra cơ bản về tiềm năng khí hydrate ở các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam để xác lập các luận cứ định hướng cho công tác thăm dò đánh giá trữ