Nội dung của bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm công nghệ thấm nitơ thể khí theo quy trình thấm 1 giai đoạn và 2 giai đoạn cho thép làm khuôn dập nóng SKD61. So sánh các kết quả nghiên cứu theo 2 quy trình cho thấy, quy trình thấm 1 giai đoạn mặc dù đạt được lớp thấm dày hơn 1,22 lần so với quy trình thấm 2 giai đoạn nhưng thời gian thấm quá dài, chiều dày lớp trắng lớn hơn 1,55 lần và độ cứng tế vi của lớp thấm cũng nhỏ hơn đáng kể; đồng thời, chi phí cho quá trình thấm 1 giai đoạn cũng lớn hơn. | Journal of Science and Technique - 5-2020 - Le Quy Don Technical University NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÔNG NGHỆ THẤM NITƠ THỂ KHÍ 1 GIAI ĐOẠN VÀ 2 GIAI ĐOẠN CHO THÉP LÀM KHUÔN DẬP NÓNG SKD61 Đinh Đức Mạnh Phạm Quốc Hoàng Mai Đình Sĩ Đinh Hoàng Thụy Đoàn Cao Thắng Phùng Tuấn Anh Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn Tóm tắt Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm công nghệ thấm nitơ thể khí theo quy trình thấm 1 giai đoạn và 2 giai đoạn cho thép làm khuôn dập nóng SKD61. So sánh các kết quả nghiên cứu theo 2 quy trình cho thấy quy trình thấm 1 giai đoạn mặc dù đạt được lớp thấm dày hơn 1 22 lần so với quy trình thấm 2 giai đoạn nhưng thời gian thấm quá dài chiều dày lớp trắng lớn hơn 1 55 lần và độ cứng tế vi của lớp thấm cũng nhỏ hơn đáng kể đồng thời chi phí cho quá trình thấm 1 giai đoạn cũng lớn hơn. Nghiên cứu này góp phần xây dựng phương án phù hợp trong thiết kế chế tạo và phục hồi các khuôn dập nóng. Từ khóa Khuôn dập nóng thép SKD61 thấm nitơ thể khí chiều dày lớp thấm độ cứng tế vi. 1. Đặt vấn đề Khuôn dập nóng khi làm việc phải chịu tải trọng va đập áp lực lớn và thường xuyên chịu mài mòn do tiếp xúc với phôi ở nhiệt độ cao. Để đảm bảo khả năng làm việc khuôn đòi hỏi phải có độ bền cao duy trì độ cứng nhất định ở nhiệt độ làm việc trong thời gian dài và bề mặt phải có khả năng chống mài mòn mạnh. Tuy nhiên do phải chịu áp lực lớn và va đập nên các loại thép chế tạo khuôn dập nóng sau khi tôi thường được ram ở nhiệt độ khá cao 500-550oC hoặc cao hơn vì vậy mà độ cứng của khuôn sau nguyên công này thường đạt từ 42-48 HRC. Với độ cứng này khuôn không thể chịu được mài mòn. Do vậy sau nhiệt luyện tôi và ram các khuôn thường được thấm nitơ N thể khí để tạo ra một lớp thấm có chiều dày nhất định với độ cứng cao chịu mài mòn tốt khuôn không bị biến dạng do nhiệt độ thấm nhỏ hơn nhiệt độ ram 1-4 . Hơn nữa sau một thời gian làm việc các khuôn dập nóng đều phải đem thấm lại nhằm phục hồi lớp thấm N để khuôn có thể làm việc tiếp theo. Cấu tạo lớp thấm gồm hai .