Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá tác động của sự thay đổi thảm phủ tới tình hình lũ, ngập lụt cho thành phố Cao Bằng. Qua đó làm cơ sở để hỗ trợ đề xuất các kế hoạch ứng phó, cứu trợ, đảm bảo phát triển kinh tế xã hội và môi trường tự nhiên bền vững cho thành phố. | KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI THẢM PHỦ ĐẾN TÌNH HÌNH LŨ NGẬP LỤT CHO THÀNH PHỐ CAO BẰNG Hoàng Tiến Thành Hà Thanh Lân Lê Viết Sơn Đinh Xuân Hùng Trần Văn Tuyền Viện Quy hoạch Thủy lợi Tóm tắt Trong những năm gần đây lũ ngập lụt trên thành phố Cao Bằng xảy ra thường xuyên gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Có thể có nhiều nguyên nhân gây lũ ngập lụt như hệ thống công trình phòng chống lũ chưa đảm bảo mưa lớn xảy ra bất thường do tác động của BĐKH việc thay đổi bề mặt thảm phủ cả số lượng và chất lượng sự phát triển các công trình hạ tầng trên lưu vực . và cả các nguyên nhân chưa được biết đến. Phân tích đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố này sẽ có cơ sở để xác định được nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng lũ ngập lụt hiện nay và trong tương lai tại các khu vực nghiên cứu. Trong bài báo này nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp mô hình thủy văn phân bố dạng mở IFAS nhằm xác định lưu lượng dòng chảy làm đầu vào cho mô hình toán kết hợp 1 chiều và 2 chiều MIKE FLOOD để xác định được độ sâu ngập và diện tích ngập cho thành phố Cao Bằng ứng với kịch bản thay đổi thảm phủ. Các kết quả từ các mô hình sẽ được phân tích đánh giá làm cơ sở khoa học để đề xuất được các kế hoạch ứng phó cứu trợ trong các tình huống qua đó đảm bảo phát triển kinh tế xã hội và môi trường tự nhiên bền vững cho địa phương. Từ khóa Ngập lụt MIKE FLOOD IFAS. Summary In recent years floods flooding in Cao Bang city occurred frequently causing great damage to people and property. There may be several causes of floods such as unsecured flood prevention and protection systems abnormal rains due to the impact of climate change changing the surface of the carpet both quantity and quality development of infrastructure works in the basin . and also unknown causes. Analyzing and evaluating these factors will be the basis for identifying the main causes of current and future flooding in the study areas. In this article the research team used IFAS open distributed hydrological