Nối tiếp phần 1, phần 2 của giáo trình tiếp tục trình bày các nội dung chính sau: Marketing điện tử, rủi ro và phòng tránh rủi ro trong thương mại điện tử, luật điều chỉnh thương mại điện tử. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết. | BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 169 BÀI 4 MARKETING ĐIỆN TỬ MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này học viên có thể - Hiểu và trình bày được các khái niệm cơ bản về E-marketing - Trình bày được các hình thức phát triển cơ bản của marketing điện tử Ưu điểm của marketing điện tử so với marketing truyền thống - Trình bày và phân tích được những tác động của thương mại điện tử đến hoạt động marketing đối với các ngành nghề khác - Trình bày được những ứng dụng marketing điện tử trong doanh nghiệp Nghiên cứu thị trường qua mạng Phân tích hành vi mua sắm của khách hàng qua mạng Phân đoạn thị trường trong marketing điện tử Các chiến lược marketing điện tử hỗn hợp E-marketing mix - Trình bày được những ứng dụng marketing điện tử trong hoạt động xuất nhập khẩu Khai thác hệ thống các Trade Points trên Internet để quảng cáo Khai thác các sàn giao dịch thương mại điện tử B2B Tìm hiểu thông tin thị trường qua Sở giao dịch hàng hoá trên Internet Tìm kiếm thị trường và khách hàng trên Internet Hệ thống thông tin xúc tiến thương mại trên Internet Các website thông tin xúc tiến thương mại điển hình 170 BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG . Các khái niệm cơ bản về marketing điện tử E-marketing Trước khi chúng ta tìm hiểu về khái niệm E-marketing chúng ta tìm hiểu khái niệm về marketing. Theo Philip Koler Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua các hình thức trao đổi. Định nghĩa này bao trùm cả marketing xã hội và marketing trong sản xuất. Nhu cầu Needs là cảm giác về sự thiếu hụt về một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Ví dụ nhu cầu đi lại ăn uống học hành giải trí Nhu cầu này không phải do xã hội hay người làm marketing tạo ra mà chúng tồn tại như một bộ phận cấu thành của con người. Mong muốn Wants là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thoả mãn những nhu cầu sâu xa. Mong muốn của con người không ngừng phát triển và được định hình bởi các điều kiện kinh tế chính trị xã hội như .