Bài viết góp phần làm rõ thêm quá trình lịch sử Nam tiến của người Việt từ thế kỷ XVII để hiểu đúng bản chất nhằm có thái độ ứng xử đúng, hòa hợp dân tộc vì một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. | A. NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ NAM TIẾN TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX SV Lê Hoàng Huy Lớp ĐHSSU 15A GVHD ThS. Nguyễn Thế Hồng Tóm tắt Bài viết nghiên cứu về quá trình mở cõi xuống phía nam của nhân dân ta từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX xuất phát từ hai yếu tố là triết lý sức mạnh và yếu tố địa chính học. Tiến trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt sẽ có nhiều quan điểm đánh giá nhìn nhận không đồng nhất. Người Việt trở thành lực lượng chủ yếu trong sự nghiệp khai phá biến đất hoang thành ruộng vườn lấy nông nghiệp làm gốc là động lực chủ yếu làm biến đổi cơ bản bộ mặt hoang vu của đồng bằng Nam bộ. Từ khóa Mở cõi phương Nam triết lý sức mạnh địa chính trị học. 1. Đặt vấn đề Trong lịch sử dân tộc Việt Nam công cuộc mở cõi về phương Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Qua đó lãnh thổ được mở rộng đất nước có điều kiện phát triển kinh tế đồng thời văn hoá dân tộc có cơ hội giao thoa với văn hoá các tộc người ở vùng đất mới tạo nên sự phong phú và đa dạng trong văn hoá Việt Nam. Quá trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam lịch sử gọi là Nam tiến. Bài viết góp phần làm rõ thêm quá trình lịch sử Nam tiến của người Việt từ thế kỷ XVII để hiểu đúng bản chất nhằm có thái độ ứng xử đúng hòa hợp dân tộc vì một nước Việt Nam hòa bình thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. 2. Nội dung . Quá trình mở rộng lãnh thổ về phương Nam của người Việt Thứ nhất sáp nhập các tiểu quốc Champa vào xứ Đàng Trong Năm 1611 quân Champa ở Hoa Anh quấy nhiễu đánh phá Nguyễn Hoàng sai Văn Phong vào Phú Yên đánh dẹp và thu phục tiểu quốc Hoa Anh vào lãnh thổ Đàng Trong mở rộng Đàng Trong từ đèo Cù Mông đến đèo Đại Lãnh . Năm 1653 vua Champa là Bà Tấm đem quân vào đòi lấy Phú Yên Chúa Nguyễn Phúc Tần sai Hùng Lộc Hầu thống binh đem quân đi đánh thu phục vùng đất Khánh Hòa ngày nay. Năm 1675 Người Champa thường xuyên cho quân đánh phá đất Phú Yên Nguyễn Phúc Tần cho quân đánh vua Chăm là Bà Bật xin hàng dâng đất cho Chúa Nguyễn từ sông Phan Rang trở ra