Nguồn tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 1996-2016

Nghiên cứu này phân tích nguồn tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam dựa trên phương pháp SSA (Shift Share Analysis) cho thấy, động lực cốt lõi thúc đẩy tăng trưởng năng suất lao động Việt Nam thời kỳ 1997-2005 là sự dịch chuyển lao động từ ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất cao hơn; thời kỳ 2006-2016 là sự gia tăng năng suất lao động của các ngành trong nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trong thời kỳ 2001-2016, các ngành đóng vai trò chủ đạo đối với tăng trưởng năng suất lao động tổng thể là: công nghiệp chế biến chế tạo; bán buôn, bán lẻ và dịch vụ lưu trú ăn uống. | NGUỒN TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996 - 2016 . Vũ Hoàng Ngân TS. Nguyễn Thị Cẩm Vân ThS. Hoàng Thị Huệ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ThS. Phạm Ngọc Toàn Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tóm tắt Nền kinh tế Việt Nam hiện tại đang có một khoảng cách lớn về năng suất lao động giữa các ngành cũng như so sánh với các nước khác trong cùng khu vực. Nghiên cứu này phân tích nguồn tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam dựa trên phương pháp SSA Shift Share Analysis cho thấy động lực cốt lõi thúc đẩy tăng trưởng năng suất lao động Việt Nam thời kỳ 1997-2005 là sự dịch chuyển lao động từ ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất cao hơn thời kỳ 2006-2016 là sự gia tăng năng suất lao động của các ngành trong nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trong thời kỳ 2001-2016 các ngành đóng vai trò chủ đạo đối với tăng trưởng năng suất lao động tổng thể là công nghiệp chế biến chế tạo bán buôn bán lẻ và dịch vụ lưu trú ăn uống. Từ khóa Năng suất lao động cơ cấu lao động dịch chuyển lao động cơ cấu ngành hiệu ứng nội ngành hiệu ứng dịch chuyển tĩnh hiệu ứng dịch chuyển động. 1. Giới thiệu Trong hai thập kỷ qua nền kinh tế Việt Nam đã có một thời kỳ tăng trưởng cao được duy trì liên tục ngay cả khi kinh tế quốc tế phải đối mặt với suy thoái như khủng hoảng tiền tệ Châu Á 1997 hay khủng hoảng kinh tế toàn cầu cuối năm 2008. Vượt qua những bất ổn diễn ra ở trong khu vực và trên thế giới kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ khá ấn tượng đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng các quốc gia Châu Á sau Qatar Myanmar Trung Quốc Lào Campuchia Bhutan và Ấn Độ trong thời kỳ 1995-2014 APO 2016 và luôn cao hơn mức trung bình của khối SE N. Mặc dù tốc độ tăng trưởng gần đây đã có dấu hiệu chững lại giai đoạn trước 2011 đạt khoảng 7 năm nhưng từ 2011 tới nay 87 2016 con số này chỉ dao động khoảng 6 năm1 . Những thành tựu tăng trưởng kinh tế đã đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu có thu nhập thấp trở thành một nước có mức thu nhập trung .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.