Bài viết xác định nội hàm của Nhà nước kiến tạo; đánh giá những hành động cụ thể của Chính phủ trong năm 2016 và những kết quả ban đầu của việc cải cách thể chế theo hướng xây dựng Nhà nước kiến tạo ở Việt Nam; và xác định những nhiệm vụ cần tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo để tiếp tục duy trì động lực của đổi mới. | NHÌN LẠI MỘT NĂM THỰC HIỆN QUYẾT TÂM XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO LIÊM CHÍNH HÀNH ĐỘNG PGS. TS. Vũ Cương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân . Nguyễn Tuấn Anh Thanh tra Chính phủ Tóm tắt Ngay từ Chiến lược Phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 cải cách thể chế đã được xác định là một trong ba mũi đột phá chiến lược nhằm thực hiện thành công nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng. Cải cách thể chế bao hàm nhiều nội dung nhưng trọng tâm vẫn là đổi mới hoạt động quản lý điều hành của bộ máy Nhà nước. Nhiệm kỳ Chính phủ mới đã xác định xây dựng Chính phủ kiến tạo phục vụ liêm chính và hành động là cam kết hành động để tạo sự chuyển biến thực sự về thể chế. Thực tế năm 2016 đã đánh dấu những thành công bước đầu của Chính phủ trong nỗ lực này và đã nhận được nhiều dấu hiệu phản hồi tích cực từ dư luận trong và ngoài nước. Bài viết xác định nội hàm của Nhà nước kiến tạo đánh giá những hành động cụ thể của Chính phủ trong năm 2016 và những kết quả ban đầu của việc cải cách thể chế theo hướng xây dựng Nhà nước kiến tạo ở Việt Nam và xác định những nhiệm vụ cần tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo để tiếp tục duy trì động lực của đổi mới. Từ khóa Nhà nước kiến tạo phục vụ liêm chính hành động thể chế 1. Nội hàm của Nhà nƣớc phục vụ hiệu quả và kiến tạo Các nhà nghiên cứu đều cho rằng C. Johnson là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Nhà nước kiến tạo phát triển vào năm 1982 khi ông nghiên cứu về sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản. Theo Johnson 1999 Nhà nước kiến tạo phát triển là một mô hình quản lý trong đó Nhà nước không đứng ngoài thị trường và cũng không làm thay thị trường mà chỉ can thiệp chủ động vào thị trường để thúc đẩy phát triển và đạt các mục tiêu phát triển đã đề ra. Cách hiểu này khá tương đồng với quan điểm về vai trò của Nhà nước mà nhiều nghiên cứu khác về thể chế và quản trị công đã chỉ ra. Chẳng hạn từ góc độ kinh tế học thể chế D. cemoglu và J. Robinson 2012 cho rằng chỉ có thể chế dung hợp inclusive institution .