Mô hình liên kết vùng trong phát triển kinh tế xã hội và du lịch ở Tây Bắc

Bài viết trình bày sự cần thiết liên kết vùng trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, liên kết phát triển du lịch nói riêng; đánh giá khái quát thực trạng liên kết vùng trong phát triển kinh tế - xã hội và du lịch ở Tây Bắc, đề xuất định hướng và nội dung liên kết vùng trong phát triển kinh tế - xã hội và du lịch ở Tây Bắc. | MÔ HÌNH LIÊN KẾT VÙNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DU LỊCH Ở TÂY BẮC1 . Trần Thị Vân Hoa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Liên kết phát triển kinh tế vùng nói chung phát triển du lịch nói riêng đã được Chính phủ Việt Nam đề cập đến từ đầu những năm 1990 và được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020 đã xác định du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là động lực phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tây Bắc là vùng giàu tiềm năng có lợi thế phát triển du lịch. Tuy nhiên du lịch ở vùng này vẫn phát triển mang tính chất đơn lẻ manh mún thiếu sự liên kết trên phạm vi toàn vùng cũng như trong nội bộ từng tiểu vùng do đó chưa phát huy được tiềm năng lợi thế của du lịch. Bài viết này trình bày sự cần thiết liên kết vùng trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung liên kết phát triển du lịch nói riêng đánh giá khái quát thực trạng liên kết vùng trong phát triển kinh tế - xã hội và du lịch ở Tây Bắc đề xuất định hướng và nội dung liên kết vùng trong phát triển kinh tế - xã hội và du lịch ở Tây Bắc. Từ khóa Liên kết kinh tế mô hình liên kết phát triển du lịch du lịch vùng Tây Bắc. 1. Đặt vấn đề Vấn đề liên kết vùng tiểu vùng trong phát triển kinh tế - xã hội đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà quản lý nhà nghiên cứu trong những năm gần đây. Từ giữa những năm 1950 các lý thuyết về nghiên cứu vùng xuất hiện như là một ngành khoa học có lý thuyết và phương pháp nghiên cứu cụ thể. Đến những năm 1960 lý thuyết vùng bắt đầu phát triển ở các nước phát triển dựa trên các nghiên cứu về liên kết phát triển vùng công nghiệp nông nghiệp và tổ chức phát triển các ngành theo vùng lãnh thổ. Trên cơ sở đó nhiều kết quả nghiên cứu về lý thuyết vùng được ứng dụng vào thực tiễn làm cơ sở cho việc xây dựng các quy hoạch vùng ở các nước trên thế giới. 1 Bài viết này dựa trên trên kết quả nghiên cứu khảo sát bước đầu của Đề tài khoa học cấp Nhà nước

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.