Băng huyết sau sinh (BHSS) là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ. BHSS xảy ra khoảng hơn 10% số trường hợp đẻ, 25% số trường hợp tử vong mẹ là do băng huyết nặng sau sinh. Bài viết trình bày so sánh tỉ lệ sót nhau của 2 phương pháp sổ nhau: Tích cực và cổ điển; Tìm các yếu tố liên quan đến vấn đề sót nhau sau sinh. | SO SÁNH TỈ LỆ SÓT NHAU SAU SINH CỦA HAI PHƢƠNG PHÁP SỔ NHAU TÍCH CỰC VÀ CỔ ĐIỂN. CNHS Trương Kim Thuyên YS Đỗ Thị Tường Vân và YS Đoàn Ngọc Dung I. ĐẶT VẤN ĐỀ Băng huyết sau sinh BHSS là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ. BHSS xảy ra khoảng hơn 10 số trường hợp đẻ 25 số trường hợp tử vong mẹ là do băng huyết nặng sau sinh. Nhiều hình thức can thiệp khác nhau đã được Liên đoàn nữ hộ sinh quốc tê ICM Liên đoàn sản phụ khoa quốc tế FIGO và Tổ chức y tế thế giới WHO đề xuất để xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ sổ nhau bao gồm việc thực hiện thuốc co hồi tử cung ngay sau khi sinh kẹp cắt dây rốn sớm và kéo dây rốn có kiểm soát để sổ nhau thay cho việc xử trí theo dõi chờ đợi không can thiệp chờ nhau bong tự nhiên kẹp rốn trễ thường sau khi dây rốn đã ngưng đập . Bốn nghiên cứu lớn ngẫu nhiên 1990 Bagley Khan và cộng sự năm 1997 Prendiville Elbourne và Chalmers năm 1988 Rogers et al. 1998 đều cho thấy rằng sổ nhau tích cực giảm đến 70 băng huyết sau sinh. Một tổng quan Cochrane trong năm 2003 Prendiville Elbourne và McDonald 2003 cho thấy sổ nhau tích cực giảm khoảng 60 băng huyết sau sinh và băng huyết sau sanh nặng Nguy cơ tương đối RR 0 38 - 95 KTC 0 32- 0 46 . Một vài biến chứng được đề cập đến bao gồm lộn tử cung đứt dây rốn sót nhau nhưng tỉ lệ này không nhiều. Trong nghiên cứu của Cao Văn Nhựt 2006 Bùi Thị Phương 2001 về hiệu quả phương pháp sổ nhau tích cực tuy không có con số cụ thể về biến chứng sót nhau nhưng tác giả cũng cho biết tỉ lệ này rất ít. Tuy nhiên với việc kéo dây rốn khi nhau chưa bong làm cho không ít các bác sĩ sản khoa các nữ hộ sinh lo ngại và nghĩ nhiều đến hậu quả sót nhau. Xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ được triển khai tại khoa Sản BVĐKTTAG vào tháng 01 năm 2007 theo qui định của Bộ Y tế. Chúng tôi nhận thấy tỉ lệ BHSS tại khoa giảm nhiều nhưng tỉ lệ sót nhau sau sinh có vẻ tăng hơn. Vì vậy nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu xem sổ nhau tích cực có làm tăng tỉ lệ sót nhau sau sinh không II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1. .