Lịch sử Việt Nam đã chứng minh dân tộc Việt và Phật giáo, trải qua bao cuộc thăng trầm, lúc nào cũng gắn bó chung vai cùng nhau đánh đuổi bọn ngoại xâm, bảo vệ non sông xây dựng đất nước, luôn luôn trong mọi hoàn cảnh hiện diện bên nhau, chia vui xẻ buồn. Nguồn sống của đạo Phật vô tận, đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt bền dai, tô đắp đất nước Việt Nam, tạo nên những bậc anh hùng yêu nước thương nòi, đồng thời không ngừng cung ứng cho dân tộc Việt Nam các tinh. | Phật Lịch : 2545 - 2001 ***** LUẬN BẢO VƯƠNG TAM MUỘI NIỆM PHẬT TRỰC CHỈ Sa-Môn Diệu-Hiệp soạn bằng Hán văn Minh Chánh Việt dịch 1 Lời Giới Thiệu của HT. Thích Đức Niệm Phật giáo đến Việt-Nam và chan hòa với dân tộc như nước với sữa. Trải dài suốt hơn 2000 năm lịch sử, tư tưởng Phật giáo đã thấm sâu vào tâm huyết cốt tủy của người dân Việt, từ suy tư cho đến ngôn ngữ, nếp sống phong tục . khía cạnh nào cũng bàng bạc mang chất liệu Phật giáo. Do đó có thể nói Phật giáo nằm trong lòng dân tộc, ươp thấm sâu đậm tâm hồn người Việt và đã trở thành truyền thống văn hóa tín ngưỡng dân tộc. Lịch sử Việt-Nam đã chứng minh dân tộc Việt và Phật giáo, trải qua bao cuộc thăng trầm, lúc nào cũng gắn bó chung vai cùng nhau đánh đuổi ngoại xâm, bảo vệ non sông xây dựng đất nước, luôn luôn trong mọi hoàn cảnh hiện diện bên nhau, chia vui xẻ buồn. Nguồn sống của đạo Phật vô tận, đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt bền dai, tô đắp đất nước Việt-Nam, tạo nên những bậc anh hùng yêu nước thương nòi như: Trưng Trắc, Trưng Nhị, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Đại Hành, Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Trần Nhân Tôn, Lê Lợi, Nguyễn Trải . đồng thời không ngừng cung ứng cho dân tộc Việt các tinh hoa phật chất để xây nền văn hóa và niềm tin vững bền. Cho dù đất nước trải qua mấy độ ngoại xâm nội loạn và thiểu số người vong bản bỏ khối dân tộc tin theo đạo Tây, quay lưng với đại khối dân tộc, từ chối niềm tin truyền thống ngàn đời của tổ tiên. Họ vứt bỏ kỷ cương của tổ quốc, từ chối tinh thần yêu nước thương nòi, khinh chê phụng thờ tổ tiên, hiếu kính cha mẹ. Họ cũng chẳng cần để tâm đến tinh thần đoàn kết dân tộc, phụng sự tổ quốc, nghĩa đồng bào. Họ đã từng hô hào “Thà mất nước, không thà mất Chúa”. Tuy nghiệp dân vận nước liên hồi bất hạnh, đạo đức phong hóa suy vi, nhưng người hiền trong thiên hạ có tâm chí ưu thời mẫn thế 2 nhìn về tương lai dân tộc tìm phương bảo vệ đất nước, phục hưng văn hóa đạo đức thì thời nào cũng có. Do đó kinh sách Phật giáo là một bộ phận trong