Báo cáo thường niên Kinh tế và Thương mại Việt Nam là một sản phẩm khoa học nằm trong Chương trình khoa học & công nghệ trọng điểm giai đoạn 2018-2025 của Trường Đại học Thương mại. Nội dung phần 1 giúp các bạn nắm được Kinh tế Việt Nam năm 2018 và Thương mại Việt Nam năm 2018. | 1 2 LỜI GIỚI THIỆU Báo cáo thường niên Kinh tế và Thương mại Việt Nam là một sản phẩm khoa học nằm trong Chương trình khoa học amp công nghệ trọng điểm giai đoạn 2018-2025 của Trường Đại học Thương mại thể hiện quan điểm khách quan và độc lập đối với các vấn đề kinh tế - thương mại trong nước và quốc tế. Báo cáo thường niên Kinh tế và Thương mại Việt Nam được nghiên cứu dựa trên những số liệu và minh chứng có chọn lọc từ các tổ chức cung cấp dữ liệu chính thống và tin cậy nghiên cứu những vấn đề ngắn hạn nhưng trong tầm nhìn trung và dài hạn với cấu trúc thống nhất bao gồm Bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam tổng quan các vấn đề về kinh tế và thương mại vĩ mô hàng năm đặc biệt báo cáo có lựa chọn những vấn đề chuyên sâu theo từng năm liên quan đến chủ đề của báo cáo dự báo và hàm ý chính sách phát triển kinh tế và thương mại Việt Nam cho những năm tiếp theo. Thương mại là một khái niệm rộng bao gồm cả thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ. Tuy nhiên trong báo cáo chủ yếu tập trung vào nghiên cứu lĩnh vực thương mại hàng hóa và các lĩnh vực thuộc thương mại dịch vụ được đề cập chỉ mang tính hệ thống và phản ánh quan hệ tương tác với sự phát triển của thương mại hàng hóa. Đồng thời báo cáo cũng có tiếp cận khoa học phân tích và nhận định các vấn đề về kinh tế và thương mại dựa vào những cơ sở lý thuyết đã được thừa nhận rộng rãi cũng như tiếp cận phù hợp với quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Bảo hộ thương mại đã và đang trỗi dậy trong thời gian gần đây trong bối cảnh kinh tế thế giới bắt đầu tăng trưởng chậm lại kể từ năm 2013. Ngày càng nhiều quốc gia quay trở lại chính sách thúc đẩy sản xuất công nghiệp để thay thế hàng nhập khẩu thắt chặt quy định về tỷ lệ nội địa hóa và trợ giá hàng xuất khẩu dựng nên các rào cản thương mại để bảo vệ nền sản xuất trong nước. Trong khi đó thành quả của toàn cầu hóa không được phân chia đồng đều giữa các khu vực các nền kinh tế cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới xu hướng phản đối tự do 3 hóa .