Giáo trình Kinh tế vĩ mô 1: Phần 2 - ĐH Thương mại

Nối tiếp nội dung của phần 1 cuốn giáo trình Kinh tế vĩ mô 1, phần 2 trình bày các nội dung: Mô hình IS-LM và sự phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô, lạm phát và thất nghiệp, kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở. Mời các bạn cùng tham khảo! | CHƯƠNG 5 MÔ HÌNH IS-LM VÀ SỰ PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ MỤC TIÊU Sau khi học xong chương này bạn có thể Biết cách dựng và hiểu được ý nghĩa của đường IS và đường LM. Hiểu và phân tích được tác động của chính sách tài khóa trên thị trường hàng hóa thông qua đường IS tác động của chính sách tiền tệ trên thị trường tiền tệ thông qua đường LM. Hiểu và phân tích được trạng thái cân bằng đồng thời giữa thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ trên mô hình IS LM. Ứng dụng mô hình IS LM để đánh giá tác động của sự phối hợp CSTK amp CSTT trong phân tích các tình huống kinh tế vĩ mô cụ thể. CHỦ ĐỀ Đường IS Đường LM Mô hình IS LM Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Trong hai chương 3 và 4 chúng ta đã nghiên cứu hai thị trường hàng hóa và tiền tệ độc lập cũng như tác động của chính sách tài khóa và tiền tệ trên các thị trường này. Tuy nhiên chúng ta mới chỉ xem xét tác 195 động một chiều đó là chính sách làm thay đổi tổng cầu và thông qua mô hình số nhân làm thay đổi mức sản lượng cân bằng. Trên thực tế còn chiều tác động ngược lại Sản lượng thu nhập thay đổi làm cầu về tiền thay đổi do đó lãi suất cũng thay đổi theo. Sự thay đổi của lãi suất ảnh hưởng đến đầu tư tư nhân từ đó làm thay đổi tổng cầu và sản lượng cân bằng tiếp tục thay đổi do hiệu ứng của mô hình số nhân. Quá trình thay đổi của sản lượng và lãi suất sẽ tiếp diễn cho đến khi đạt cân bằng đồng thời trên cả hai thị trường hàng hóa và tiền tệ. Sự cân bằng của thị trường hàng hóa được thể hiện bởi mức sản lượng cân bằng sự cân bằng của thị trường tiền tệ được thể hiện bởi mức lãi suất cân bằng. Khi cả hai thị trường cùng cân bằng chúng ta có trạng thái cân bằng chung của nền kinh tế. Mô hình IS-LM Investment - saving liquidity-money do nhà kinh tế học người Anh John Richard Hicks công bố vào năm 1937 sau đó được nhà kinh tế học người Mỹ Alvin Hansen phát triển vào năm 1953. Mô hình này được sử dụng để lý giải vấn đề thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ tương tác với nhau như thế nào cũng

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.