Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền lao động trong pháp luật Quốc tế và Pháp luật Việt Nam

Mục đích nghiên cứu của Luận văn này là nghiên cứu về pháp luật Quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền lao động; đánh giá xem xét việc thực thi quyền lao động theo các công ước mà Việt Nam là thành viên được thể chế hoá vào các quy phạm pháp luật trong nước như thế nào. Sau đó đặt trong tương quan so sánh xem pháp luật Việt Nam quy định về quyền lao động đã thực sự phù hợp tương đồng với pháp luật quốc tế chưa hay còn những tồn tại, khiếm khuyết gì cần khắc phục. Mời các bạn cùng tham khảo! | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ HƢƠNG LIÊN QUYỀN LAO ĐỘNG TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn Nguyến Bá Diến Hà Nội 2007 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. Trong quá trình lịch sử phát triển của con người mọi sự biến đổi về kinh tế chính trị xã hội đều xuất phát từ nguồn gốc lao động. Lao động được coi là hoạt động sáng tạo của con người có thể quyết định sự phát triển của cả một thời đại lịch sử loài người. Từ thời kỳ đồ đá của xã hội nguyên thuỷ con người với sức sáng tạo của mình đã thực hiện cải tiến công cụ lao động tạo ra các tư liệu sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của bản thân mà còn đảm bảo cho việc xây dựng các thiết chế xã hội phát triển. Những thành quả lao động đã dẫn đến sự chuyển đổi các chế độ xã hội khác nhau trong mỗi quốc gia từ chế độ công xã nguyên thuỷ chuyển sang các chế độ Nô lệ - Phong kiến Tư bản Xã hội chủ nghĩa. Lao động từ sơ khai đã là một hoạt động có tầm quan trọng rất lớn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của con người. Vì vậy quyền lao động được coi là một trong những quyền cơ bản nhất trong phạm trù quyền con người mà các quốc gia đã ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế nói chung và trong hệ thống pháp luật của từng nước nói riêng. Quyền lao động ở đây được hiểu theo một phạm trù rộng lớn bao gồm các quyền cơ bản trong lĩnh vực lao động của con người như các vấn đề việc làm về việc sử dụng lao động điều kiện lao động môi trường lao động độ tuổi lao động và sự công bằng trong hoạt động lao động hay các chế độ khác mà con người không phân biệt quốc gia sắc tộc giới tính tôn giáo đều được hưởng khi tham gia vào quan hệ lao động. Ngay trong bản Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã ghi nhận Mỗi người đều có quyền làm việc tự do chọn nghề được có những điều kiện làm việc thuận lợi và chính đáng và được bảo vệ chống lại nạn thất nghiệp. Mỗi người không có bất kỳ sự phân biệt nào có quyền được trả lương ngang nhau cho những công

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.