Huế - Chiếc nôi của áo dài Việt Nam

Nội dung của bài viết trình bày Phú Xuân - Huế, chiếc nôi khai sinh của áo dài Việt Nam; một số đặc trưng của áo dài Huế; để áo dài phục sinh trong cuộc sống của Huế. | 28 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 7 161 . 2020 HUẾ - CHIẾC NÔI CỦA ÁO DÀI VIỆT NAM Nguyễn Xuân Hoa 1. Phú Xuân - Huế chiếc nôi khai sinh của áo dài Việt Nam Năm 1744 sau hơn 180 năm mở mang vùng đất Đàng Trong cơ nghiệp của các chúa Nguyễn đã phát triển vững mạnh chúa Nguyễn Phúc Khoát đã quyết định hình thành một vương triều mới thay cho sự nghiệp của nhà chúa. Cùng với việc xây dựng đô thành Phú Xuân chính thức xưng vương Võ vương tổ chức lại bộ máy triều chính cải tổ triều phục Võ vương còn chủ trương cải cách trang phục dân gian Đàng Trong để tạo ra một diện mạo mới của vương quốc. Sự kiện chúa Nguyễn Phúc Khoát ra lệnh cải cách trang phục xứ Đàng Trong năm 1744 đã được nhiều tư liệu lịch sử khẳng định nhưng kiểu dáng trang phục dân gian lại chỉ được mô tả rất sơ lược thậm chí đôi lúc không thật thống nhất với nhau Giáo sĩ Jean Koffler người Prague Tiệp Khắc là thầy thuốc riêng của chúa Nguyễn Phúc Khoát vào thời điểm 1740 - 1755 người trực tiếp chứng kiến sự kiện nầy trong tác phẩm Miêu tả lịch sử xứ Đàng Trong của ông bản dịch tiếng Pháp là Description historique de la Cochinchine đã cho biết Chúa bắt bỏ lối quần áo thô bỉ của người Đàng Ngoài mà châm chước theo lối quần áo của người Tàu . 1 Lê Quý Đôn người đã giữ chức vụ Hiệp trấn Tham tán quân cơ trong bộ máy chính quyền Lê Trịnh chiếm đóng Đàng Trong năm 1776 trong tác phẩm Phủ biên tạp lục viết vào thời điểm nầy cũng nhắc lại sự kiện cải cách trang phục thời chúa Nguyễn Phúc Khoát 36 năm trước và mô tả hiện trạng lúc bấy giờ là Nguyễn Phúc Khoát lại hạ lệnh cho trai gái hai xứ Thuận Hóa Quảng Nam đổi dùng áo quần Bắc quốc để tỏ sự biến đổi đến như khiến phụ nữ đều mặc áo ngắn hẹp tay như áo đàn ông thì Bắc quốc không có thế. Trải hơn 30 năm người ta đều tập quen quên cả tục cũ Những sắc mục ở dân gian cũng mặc áo đoạn hoa bát ty và áo sa lương địa làm đồ mặc vào ra thường lấy áo vải áo mộc làm hổ thẹn Đàn bà con gái thì đều mặc áo the và hàng hoa thêu hoa ở cổ tròn . 2 Mô tả của Lê Quý Đôn đã cho .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.