Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản lý công: Chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bằng Sông Cửu Long

Luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bằng Sông Cửu Long để phát triển giáo dục, góp phần quyết định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ tiến trình phát triển bền vững vùng đồng bằng Sông Cửu Long. | BỘ GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH _ QUỐC GIA _ BÙI NGỌC HIỀN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂNGIÁO DỤC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành QUẢN LÝ CÔNG Mã số 9 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI NĂM 2018 Luận án được hoàn thành tại HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học 1. TS. Trần Trọng Đức 2. PGS. TS. Trần Thị Thanh Thủy Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm Phòng họp D tầng 4 nhà A Học viện Hành chínhQuốc gia Số 77Nguyễn Chí Thanh Quận Đống Đa Thành phố Hà Nội Thời gian vào hồi 8 giờ 00 ngày 27 tháng 12 năm 2018 Có thể tìm hiểu Luận án tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên Website của Khoa Sau đại học Học viện Hành chính Quốc gia. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 Giáo dục có vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân mỗi quốc gia và toàn nhân loại. Giáo dục giúp cho mỗi cá nhân phát triển hoàn thiện học để biết học để làm việc học để chung sống với nhau và học để làm người 80 . Đối với mỗi quốc gia dân tộc giáo dục đóng vai trò quyết định tiến trình phát triển. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu 91 tr. 8 . 2 Chính sách phát triển giáo dục CSPTGD là một chính sách công có sứ mệnh định hướng thúc đẩy sự phát triển toàn diện giáo dục hướng tới mục tiêu xây dựng những lớp người có đầy đủ phẩm chất năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong hiện tại và tương lai. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hội nhập quốc tế cùng với những tác động từ sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ và Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư CN vai trò của CSPTGD càng được khẳng định trong hệ thống CSC của mỗi quốc gia. 3 Ở Việt Nam giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí phát triển nguồn nhân lực bồi dưỡng nhân tài Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi hải đảo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội KTXH đặc biệt khó khăn 11 . Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển Các chính sách KTXH phải phù hợp với đặc thù của các vùng. Phát .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
5    463    2    01-07-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.