Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển ngành lâm nghiệp giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030

Bài viết “Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển ngành lâm nghiệp giai đoạn 2011-2020 và định hướng tới năm 2030” sẽ khái quát bức tranh chung về những hoạt động, thành tựu đã đạt được của KHCN ngành lâm nghiệp trong thời gian qua, đồng thời xác định được các tồn tại, khó khăn, trên cơ sở đó xây dựng định hướng phát triển cho thời gian tới. | NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2011-2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Trong những năm vừa qua ngành lâm nghiệp Việt Nam đã giành được những thành tựu to lớn trong việc nâng cao diện tích chất lượng rừng bảo vệ môi trường sinh thái đẩy mạnh chế biến xuất khẩu lâm sản và cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người dân đặc biệt ở khu vực nông thôn miền núi. Để đạt được thành công trên là nhờ có các chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Chính phủ trong việc phát triển lâm nghiệp nông thôn miền núi mà đòn bẩy là phát triển nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Bộ Nông nghiệp và PTNT có các tổ chức nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lâm nghiệp chính là Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Trường Đại học Lâm nghiệp Viện Điều tra Quy hoạch rừng và một số trường đại học khác. Trong giai đoạn 2011-2020 các nhiệm vụ KHCN của ngành đã được tập trung vào công tác chọn tạo giống cây lâm nghiệp nhập nội và bản địa chủ lực sản xuất gỗ lớn cây lâm sản ngoài gỗ có năng suất chất lượng và lợi thế cạnh tranh Xây dựng các quy trình trồng rừng thâm canh cây gỗ lớn và cây lâm sản ngoài gỗ đạt hiệu quả kinh tế cao phù hợp với từng vùng trồng rừng trọng điểm Xây dựng các quy trình công nghệ thiết kế chế tạo thiết bị nguyên liệu phụ trợ tiên tiến trong khai thác bảo quản chế biến gỗ lâm sản ngoài gỗ đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu Xây dựng các giải pháp công nghệ phục vụ theo dõi giám sát diễn biến tài nguyên môi trường rừng quản lý rừng bền vững thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu Đổi mới mô hình tổ chức sản xuất lâm nghiệp đáp ứng yêu cầu thị trường và hội nhập. Các nhiệm vụ KHCN được thực hiện trong thời gian qua đã thu được những thành tựu đáng kể. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2011-2020 đã có 134 giống được Bộ Nông nghiệp amp PTNT công nhận trong đó có 15 giống quốc gia và 119 giống TBKT. Các giống keo và bạch đàn được công nhận đều có năng suất cao

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.