Bài viết trình bày việc kiểm tra đánh giá truyền thống và kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực; Một số biện pháp đổi mới KTĐG kết quả học tập của sinh viên theo hướng tiếp cận năng lực. | ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THỰC TIỄN CỦA XÃ HỘI Trịnh Tiến Thọ Lê Thể Truyền Nguyễn Minh Phú Khoa Công nghệ Cơ khí Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Email thott@ 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghị quyết số 29-NQ TƯ ngày 4 11 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đã chỉ rõ những hạn chế của giáo dục đại học hiện nay đó là Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức lối sống và kỹ năng làm việc. Phương pháp giáo dục việc thi kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu thiếu thực chất 1 . Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng này một trong số đó bắt nguồn từ hạn chế của công tác kiểm tra đánh giá KTĐG kết quả học tập của sinh viên. Nhìn chung hiện nay các trường đại học chỉ mới chú trọng vào việc đánh giá các kiến thức mang tính hàn lâm thông qua những hình thức truyền thống như các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận với những bài KTĐG kiểu này sẽ không phát huy được tính tích cực chủ động khả năng tư duy và sáng tạo của sinh viên và kết quả là chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Theo kết quả khảo sát tại 60 doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh về đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng của sinh viên được đào tạo trong 5 năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp đánh giá dựa trên các tiêu chí kiến thức lý thuyết kỹ năng thực hành trình độ ngoại ngữ tác phong làm việc và năng lực nghề nghiệp chỉ có 5 tổng số sinh viên tham gia khảo sát được đánh giá ở mức độ tốt 15 ở mức độ khá 30 ở mức độ trung bình và 40 ở mức độ không đạt. Kết quả này không chỉ phản ánh sự hạn chế trong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay mà còn gián tiếp báo động nguy cơ lao động Việt Nam sẽ tụt hậu so với các nước khác trong xu thế hội nhập quốc tế. 2 . Trong lĩnh vực giáo dục đánh giá là bộ .