Luật Xử phạt vi phạm hành chính | CHÍNH PHỦ Số 128 2008 NĐ-CP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội ngày 16 tháng 12 năm 2008 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2002 VÀ PHÁP LỆNH SỬA ĐỔI BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2008 CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001 Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 08 tháng 3 năm 2007 Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008 Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp NGHỊ ĐỊNH Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 08 tháng 3 năm 2007 và Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008 sau đây gọi chung là Pháp lệnh về một số nguyên tắc chung trong xử lý vi phạm hành chính hình thức xử phạt vi phạm hành chính biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác thẩm quyền thủ tục và việc áp dụng một số biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính. Điều 2. Thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính Thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính tại Điều 2 của Pháp lệnh bao gồm thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính cụ thể hình thức xử phạt chính hình thức xử phạt bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với từng hành vi vi phạm hành chính quy định khung và mức tiền phạt trong trường hợp phạt tiền quy định các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính. Việc xác định khung và mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính được căn cứ vào tính chất mức độ của hành vi đó. Điều 3. Một số nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính Một số nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính tại .