Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định những nhiệm vụ ngôn ngữ mà người lao động xuất khẩu sẽ gặp phải khi làm việc ở nước ngoài thông qua việc phân tích nhu cầu. Trong giai đoạn đầu của nghiên cứu, các nhiệm vụ được đề xuất thông qua việc tham khảo các nghiên cứu trước đó và năm người lao động đã được phỏng vấn để làm rõ và xác nhận các nhiệm vụ. | Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 4 No 3 2020 NHU CẦU TIẾNG ANH CHUYÊN DỤNG TRONG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC CỦA LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU Nguyễn Ngọc Bảo Châu Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Huế Nhận bài 27 10 2020 Hoàn thành phản biện 27 11 2020 Duyệt đăng 28 12 2020 Tóm tắt Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định những nhiệm vụ ngôn ngữ mà người lao động xuất khẩu sẽ gặp phải khi làm việc ở nước ngoài thông qua việc phân tích nhu cầu. Trong giai đoạn đầu của nghiên cứu các nhiệm vụ được đề xuất thông qua việc tham khảo các nghiên cứu trước đó và năm người lao động đã được phỏng vấn để làm rõ và xác nhận các nhiệm vụ. Tiếp đó 12 giảng viên tiếng Anh và 40 lao động làm việc ở nước ngoài đã được khảo sát để thu thập đánh giá của họ về mức độ cần thiết và độ khó của từng nhiệm vụ. Cuối cùng các nhiệm vụ đã được phân loại dựa trên các kết quả khảo sát nhằm mục đích cung cấp thông tin cho việc thiết kế chương trình giảng dạy cho khóa học tiếng Anh dự bị cho lao động xuất khẩu. Từ khóa Tiếng Anh cho xuất khẩu lao động phân tích nhu cầu người học phương pháp phân tích nhu cầu người học theo nhiệm vụ 1. Đặt vấn đề Xuất khẩu lao động được định nghĩa là hoạt động di chuyển hợp pháp của người lao động tạm thời sang các doanh nghiệp nước ngoài theo hợp đồng lao động. Trong những thập kỷ qua xuất khẩu lao động được coi là một giải pháp quan trọng cho vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam bên cạnh việc đóng góp tài chính thiết yếu cho nền kinh tế đất nước. Năm 2018 hơn lao động được đưa ra thị trường nước ngoài làm việc ở cả hai ngành nghề có tay nghề và lao động phổ thông Bộ LĐTBXH 2018 . Nhận thấy tiềm năng tăng trưởng của xuất khẩu lao động Bộ Lao động Thương binh và Xã hội MOLISA đã đặt mục tiêu đưa từ đến lao động vào năm 2020. Theo yêu cầu 80 lao động phải trải qua một số khóa đào tạo về kỹ năng nghề nghiệp và ngoại ngữ. Những người lao động thường là những người mới bắt đầu ngôn ngữ ít hoặc không được đào tạo trước đó. Để cải thiện .