Động từ ‘ăn” trong tiếng Việt và động từ “먹다” (Mok-ta) trong tiếng Hàn thuộc nhóm động từ có hiện tượng đa nghĩa. Bài nghiên cứu này tìm hiểu những cơ chế chuyển nghĩa của cặp động từ này từ góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận. Từ yêu cầu đó, bài viết sẽ đặt vấn đề, sơ lược về những nội dung của ngôn ngữ học tri nhận liên quan trực tiếp đến chủ đề nghiên cứu. | Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 5 Số 1 2021 ĐỐI CHIẾU TỪ ĐA NGHĨA ĂN TRONG TIẾNG VIỆT VÀ 먹다 MOK-TA TRONG TIẾNG HÀN DƯỚI GÓC NHÌN NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN Phan Văn Hòa Hoàng Phan Thanh Nga Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Đà Nẵng Nhận bài 01 03 2021 Hoàn thành phản biện 15 04 2021 Duyệt đăng 26 04 2021 Tóm tắt Động từ ăn trong tiếng Việt và động từ 먹다 Mok-ta trong tiếng Hàn thuộc nhóm động từ có hiện tượng đa nghĩa. Bài nghiên cứu này tìm hiểu những cơ chế chuyển nghĩa của cặp động từ này từ góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận. Từ yêu cầu đó bài viết sẽ đặt vấn đề sơ lược về những nội dung của ngôn ngữ học tri nhận liên quan trực tiếp đến chủ đề nghiên cứu. Và trong phần nội dung nghiên cứu các tác giả sẽ mô tả hiện tượng đa nghĩa cũng như cơ chế chuyển nghĩa của cặp động từ. Kết quả cho thấy những giống nhau và những khác biệt giữa các ý niệm phái sinh của động từ ăn và động từ 먹다 mok-ta đáng để rút ra những nhận định về mặt ngôn ngữ và về đặc trưng văn hóa-xã hội. Từ khóa Ăn 먹다 mok-ta ngôn ngữ học tri nhận từ đa nghĩa cơ chế chuyển nghĩa 1. Đặt vấn đề Bao đời nay chúng ta vẫn biết câu tục ngữ học ăn học nói học gói học mở dù chỉ mang bốn động từ theo thứ tự ĂN NÓI GÓI MỞ vẫn còn nguyên giá trị dạy ta HỌC cách làm người. Từ điển Thành ngữ và tục ngữ của Nguyễn Lân 2010 có ghi Lời khuyên người ta điều gì cũng cần phải học kể cả những việc tưởng như tầm thường . Thật ra đằng sau câu tục ngữ này là cả vấn đề văn hóa xã hội nhất là với hai từ ĂN NÓI. Đứng về mặt sử dụng ngôn ngữ mà xét từ ĂN là một từ có tần số xuất hiện cao trong giao tiếp cuộc sống và có hoạt động ngữ nghĩa vô cùng phong phú và phức tạp. Không phải ngẫu nhiên mà ta thấy có tới 331 mục giải thích nghĩa của từ ĂN trong cuốn từ điển này. Riêng cuốn Từ điển thành ngữ tục ngữ do Chu Xuân Diên Lương Văn Đang Phương Tri biên soạn 1975 cũng đã dành cho từ ĂN xuất hiện ở 5 mục lớn trong Chương II của cuốn sách. Ngay trong Từ điển Truyện Kiều Đào Duy Anh 2009 đã có 12 lần giải thích về nghĩa .