Luận án nhằm nghiên cứu quá trình cải cách thể chế kinh tế thị trường của các nước châu Phi; đánh giá kết quả đạt được, làm rõ những bài học phát triển thành công và thất bại; từ đó rút ra một số gợi mở có giá trị tham khảo đối với tiến trình cải cách thể chế kinh tế thị trường nói chung trong đó có tiến trình cải cách thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHẠM QUỐC CƯỜNG CẢI CÁCH THỂ CHẾ KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế Mã số TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ Hà Nội 2019 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 1. Phạm Quốc Cường 2017 Một số bài học kinh nghiệm và gợi mở chính sách cho Việt Nam Trong Nguyễn Mạnh Hùng Nguyễn Thị Hằng Nguyễn Xuân Bách đồng chủ biên Quan hệ Trung Quốc Châu Phi nhưng năm đầu thế kỉ XXI NXB Khoa học Xã hội. 2. Nguyễn Mạnh Hùng Phạm Quốc Cường 2018 Cải cách thể chế kinh tế ở Châu Phi NXB Khoa học Xã hội. 3. Phạm Quốc Cường 2016 Cải cách thể chế kinh tế ở các nước Á Phi qua một số công trình nghiên cứu Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương số 467 tháng 4 2016 trang 30 32. 4. Phạm Quốc Cường 2019 Cải cách kinh tế và thể chế quản trị ở Ghana Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương số 553 tháng 12 2019 trang 07 09. 5. Phạm Quốc Cường 2020 Cải cách kinh tế kinh tế thị trường ở Châu Phi Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương số 55 5 tháng 02 2020 trang 07 09. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Châu Phi là nơi có phần lớn các nước thành lập vào những năm 1960 sau quá trình đấu tranh giành độc lập khó khăn. Vào thời điểm đó nhiều nhà lãnh đạo châu Phi đã chọn cơ chế kế hoạch hoá tập trung và kiểm soát kinh tế. Từ năm 1960 đến đầu những năm 1980 có ít nhất 16 nước châu Phi Nam Sahara đã theo đuổi ý thức hệ XHCN hoặc phát triển theo hướng XHCN theo mô hình Xô Viết hay Trung Quốc như Angola Benin Burkina Faso lúc đó là Upper Volta Congo Brazzaville Ethiopia Ghana Guinea Bissau Guinea Madagascar Mali Mozambique Senegal Sudan Tanzania Zambia và Zimbabwe. Ngoài ra nhiều nước châu Phi khác cũng chấp nhận đường lối phát triển theo mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết mặc dù không tuyên bố chính thức. Một số nước như Kenya mặc dù tiến hành cơ chế thị trường trên thực tế song dưới khẩu hiệu chủ nghĩa xã hội. Kết quả của thời kỳ theo đuổi mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã dẫn đến những bất ổn méo