Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua việc phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của một số khu Kinh tế cửa khẩu điển hình của Việt Nam, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển các khu Kinh tế cửa khẩu nêu trên, hướng tới hình thành các khu hợp tác kinh tế biên giới của Việt Nam với Trung Quốc. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ TUẤN HÙNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU HƯỚNG TỚI VIỆC HÌNH THÀNH CÁC KHU HỢP TÁC KINH TẾ QUA BIÊN GIỚI CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế Mã số 9310106. 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học Hà Văn Hội Phản biện 1 Phản biện 2 Phản biện 2 Luận án được bảo vệ trước Hội đồng Chấm luận án cấp ĐHQG họp tại Trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội. Vào hồi giờ ngày tháng năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam và Thư viện Đại học học Kinh tế PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Ở Việt Nam việc hình thành và phát triển các khu KTCK luôn được Nhà nước quan tâm. Kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI đến nay đã có nhiều văn bản pháp lý được ban hành mang những nội dung đổi mới về kinh tế và quản lý kinh tế liên quan đến các hoạt động giao lưu kinh tế qua biên giới như Luật Thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu Luật Đầu tư Luật Thương mại Luật Ngân thành lập các khu hợp tác kinh tế qua biên giới là một bước đi quan trọng nhằm hỗ trợ cho quá trình phát triển của các khu vực biên giới nói chung. Trong những năm gần đây quan hệ kinh tế biên giới giữa hai nước có bước phát triển ấn tượng đạt hiệu quả thiết thực góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị toàn diện giữa hai nước. Trong đó việc phát triển khu KTCK hướng đến việc thành lập các khu HTKT qua biên giới là hết sức cần thiết nhằm mục đích thúc đẩy hợp tác kinh tế biên giới với các nước láng giềng. Đồng thời sẽ thúc đẩy giao thương qua cửa khẩu trên cơ sở đó tạo tiền đề cho kinh tế của địa phương phát triển từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả quốc gia. Bên cạnh đó khi các khu HTKT qua biên giới được hình thành còn tạo thuận lợi cho việc khai thác tiềm năng của từng địa phương huy động sự tham gia của thành phần kinh tế trong các lĩnh vực như đầu tư thương mại nghiên cứu khoa học công nghệ .