Mục đích bao trùm của luận án là tìm ra các luận cứ lý thuyết và thực tiễn xác định năng lực hội nhập văn hóa của NLĐNN tại Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp năng cao hiệu quả hội nhập văn hóa của NLĐNN. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRỊNH HỒNG THÁI NĂNG LỰC HỘI NHẬP VĂN HÓA CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành Quản trị kinh doanh Mã số TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội - 2020 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học . Lê Quân Phản biện 1 . Nguyễn Hữu Điển Phản biện 2 Phản biện 3 TS. Nguyễn Chí Thành Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ họp tại Trường Đại học Kinh tế Đại Học Quốc Gia Hà Nội Vào hồi 10 giờ 30 ngày 20 tháng 01 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế Việt Nam đang diễn ra những sự thay đổi lớn hướng tới chủ trương thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Những sự phát triển đáng ghi nhận của nền kinh tế trong hơn hai thập kỷ qua đã và đang tác động trực tiếp tới nhu cầu về năng lực đối với nguồn nhân lực trong nước. Sự thay đổi này một phần làm thay đổi quan điểm của nhiều doanh nghiệp bản địa đối với NLĐNN khi nguồn nhân lực trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu các vị trí về kinh nghiệm thị trường toàn cầu năng lực quản lý hay chuyên môn kỹ thuật. Măt khác với những thuận lợi khi gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO các hiệp định thương mại song phương - đa phuơng Việt Nam đang tham gia sâu vào nền kinh tế toàn cầu nơi lực lượng lao động có thể di chuyển dễ dàng tới những quốc gia đang có nhu cầu. Thêm vào đó nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến rất thu hút các nhà đầu tư quốc tế với những ưu đãi về chính sách thu hút chi phí nhân công thấp nguyên vật liệu sẵn có và thị trường tiêu thụ tiềm năng. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các nước đang phát triển như Việt Nam được đánh giá là rất quan trọng đặc biệt trong giai đoạn tích lũy phát triển vì nguồn vốn này giúp tiết kiệm một khoản kinh phí lớn cho chuyển giao khoa