Mục tiêu chính của luận án là đánh giá được mức độ ô nhiễm của kim loại nặng (As, Cd, Pb) trong đất, nước tưới và rau tại một số vùng trồng rau chuyên canh của thành phố Thái Nguyên và phụ cận; trên cơ sở đó đánh giá được khả năng hấp thu (As, Cd, Pb) của 2 loại thực vật bản địa gồm cây cỏ Mần trầu (Eleusine indica L.) và cây lu lu đực (Solanum nigrum L.) nhằm đề xuất quy trình xử lý một số kim loại nặng tích lũy trong đất trồng rau bằng thực vật cho địa bàn nghiên cứu. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHẠM THỊ MỸ PHƢƠNG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG Cd Pb As TRONG ĐẤT VÙNG TRỒNG RAU THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN VÀ PHỤ CẬN BẰNG THỰC VẬT Chuyên ngành Môi trƣờng đất và nƣớc Mã số 62 44 03 03 DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Hà Nội - 2017 Công trình đƣợc hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 1. . NGUYỄN MẠNH KHẢI 2. . ĐẶNG THỊ KIM CHI Phản biện 1 Phản biện 2 Phản biện 3 Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án Tiến sĩ cấp Đại học Quốc gia tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQG Hà Nội. Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Ô nhiễm môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành vấn đề thời sự mối quan tâm của toàn xã hội. Tại một số vùng chuyên canh rau mức độ không an toàn về sản phẩm rau xanh và ô nhiễm môi trường canh tác rất cao do việc sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật không phù hợp cùng với sự thiếu hiểu biết của người canh tác đã gây ra những tác động xấu đến môi trường làm cho sản phẩm rau xanh cũng như môi trường canh tác bị ô nhiễm độc chất đặc biệt là các kim loại nặng KLN . Vì vậy đề tài luận án c u t ực trạ và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm một số KLN Cd Pb As tro đất vùng trồng rau thành phố Thái Nguyên và phụ cận bằng thực vật được đặt ra nhằm góp phần xác định cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xử lý ô nhiễm KLN As Cd Pb trong đất bằng phương pháp thực vật. 2. Mục đích nghiên cứu của luận án Đánh giá được mức độ ô nhiễm của KLN As Cd Pb trong đất nước tưới và rau tại một số vùng trồng rau chuyên canh của thành phố Thái Nguyên và phụ cận trên cơ sở đó đánh giá được khả năng hấp thu As Cd Pb của 2 loại thực vật bản địa gồm cây cỏ Mần trầu Eleusine indica L. và cây lu lu đực Solanum nigrum L.