Luận án tái hiện có hệ thống quá trình đấu tranh chính trị, góp phần nhận thức đầy đủ hơn về cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) của quân và dân Khánh Hòa. Qua đó, bổ sung tư liệu cho công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương; cung cấp luận cứ khoa học nâng cao hiệu quả công tác giáo dục truyền thống cách mạng và phát huy sức mạnh nhân dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay. | ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN TRUNG TRIỀU ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ Ở KHÁNH HÒA TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ 1954 - 1975 Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam Mã số 62 22 03 13 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC HUẾ NĂM 2018 Công trình được hoàn thành tại Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Người hướng dẫn khoa học 1. PGS. TS. Lê Cung 2. TS. Chu Đình Lộc Phản biện 1 . Phản biện 2 . Phản biện 3 . Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế số 04 Lê Lợi thành phố Huế Vào . Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 cùng với tấn công về quân sự Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương tấn công Mỹ và chính quyền Sài Gòn CQSG cả về chính trị coi đấu tranh chính trị ĐTCT là một hình thức đấu tranh cơ bản có tác dụng như đấu tranh vũ trang. Thực hiện chủ trương đó từ năm 1954 đến năm 1975 ĐTCT đã diễn ra liên tục và rộng khắp ở miền Nam trở thành nét độc đáo của nghệ thuật chiến tranh cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay vấn đề ĐTCT vẫn chưa được quan tâm đầu tư nghiên cứu đúng mức chưa tương xứng với vị trí của nó trong thế hai chân ba mũi đã được thực tiễn khẳng định. Do đó việc nghiên cứu tìm hiểu về ĐTCT giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 với tính chất là một cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân toàn diện. Khánh Hòa có lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. Thời kỳ 1954-1975 Mỹ và CQSG đã xây dựng tại đây nhiều căn cứ quân sự quy mô hiện đại nổi bật là khu liên hợp hải - lục - không quân Cam Ranh. Bên cạnh đó Khánh Hòa còn là địa bàn được Mỹ và CQSG lựa chọn để đặt các cơ quan chỉ huy trung tâm huấn luyện quân đội trường đào tạo sĩ quan. Để vận hành cũng như bảo vệ hệ thống cơ sở phục vụ chiến tranh này Mỹ và CQSG đã sử dụng một lực lượng quân đội cảnh sát hùng hậu đồng thời công tác an ninh được đặc biệt coi trọng. Trong điều kiện như vậy nhưng từ năm