Luận văn được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực tiễn thực hiện quyền của bị cáo trong tố tụng hình sự đối với bị cáo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện quyền của bị cáo trong tố tụng hình sự. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA CAO ANH BẮC QUYỀN CỦA BỊ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ - TỪ THỰC TIỄN TỈNH HÀ TĨNH Chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số 60380102 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẠT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC . Vũ Trọng Hách Thừa Thiên Huế - 2018 Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học . Vũ Trọng Hách Phản biện 1 . . Phản biện 2 . . Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm Phòng họp . Nhà. - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số - Đường - Quận - TP Huế Thời gian vào hồi giờ tháng năm 2018 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua chúng ta liên tục đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác từ những vụ án oan sai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người quyền công dân của bị cáo ảnh hưởng đến uy tín của những cơ quan công quyền cơ quan điều tra làm xáo trộn và mất niềm tin từ dư luận và gây thiệt hai không nhỏ đến ngân sách nhà nước. Điển hình như vụ án oan Hàn Đức Long ngồi tù oan 11 năm về tội danh giết người và hiếp dâm Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn ngồi tù oan 10 năm và nhận số tiền bồi thường hơn 7 tỷ đồng vụ án Huỳnh Văn Nén ngồi tù oan 17 năm về tội giết người cướp tài sản vụ án ông Trần Văn Thêm mang thân phận tử tù hơn 40 năm vv Việc kết án oan sai trên thực tế là điều không thể tránh khỏi trong tố tụng hình sự và bởi vậy một khi có án oan sai thì hậu quả của nó hết sức nặng nề thương tâm và đôi khi không thể khắc phục được hậu quả những bản án tử hình đã thi hành . Hoạt động TTHS là một mặt hoạt động của Nhà nước liên quan rất chặt chẽ với quyền con người. Hoạt động TTHS là nơi các biện pháp cưỡng chế Nhà nước được áp dụng phổ biến nhất và vì vậy là nơi quyền con người của các chủ thể tố tụng đặc biệt là bị cáo có nguy cơ dễ bị xâm hại nhất. Thực tiễn điều tra truy tố xét xử ở nhiều địa phương trong cả nước những năm qua cho .