Bài viết này trình bày hiện trạng chất lượng nước và biến động quần xã Vi khuẩn lam tại hai hồ chứa Hoà Bình và Núi Cốc. Để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu, mời các bạn cùng tham khảo bài viết. | . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 CHẤT LƢỢNG NƢỚC VÀ QUẦN XÃ VI KHUẨN LAM TẠI MỘT SỐ HỒ CHỨA Nguyễn Trung Kiên Dƣơng Thị Thủy Viện Công nghệ Môi trường Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Hiện tượng phú dưỡng eutrophication là một dạng suy giảm chất lượng nước do gia tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng chủ yếu là nitơ và phốt pho tại các thuỷ vực thường kèm theo sự phát triển mạnh mẽ của thực vật nổi hay còn gọi nở hoa của nước water bloom dẫn đến sự tổn thương của nhiều hệ sinh thái nước ngọt biển và ven biển Đặng Đình Kim và cs. 2014 . Sự nở rộ của thực vật nổi mà chủ yếu là vi khuẩn lam VKL tại các thuỷ vực nước ngọt nội địa không phải là hiện tượng mới và có xu hướng ngày càng gia tăng cả về tần suất cường độ và thời gian Chorus và Bartram 1999 . Nở hoa của VKL gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước như gây mùi khó chịu làm giảm thậm chí làm cạn kiệt hàm lượng ôxy hòa tan trong nước gây tắc nghẽn các hệ thống cấp nước và làm giảm đa dạng sinh học ở các thuỷ vực. Ngoài ra vi khuẩn lam có khả năng sản sinh các chất có độc tố được xếp vào loại các hợp chất rất độc có nguồn gốc sinh học. Sự có mặt các chất có độc tố này trong các thủy vực phục vụ cung cấp nước nuôi trồng thủy sản và nước sinh hoạt đã và đang là một mối nguy hiểm tiềm tàng đối với sức khỏe con người thủy sản và động vật nuôi trong lưu vực. Hồ chứa Hòa Bình dung tích 9 3 km3 diện tích lưu vực km2 và hồ chứa Núi Cốc diện tích lưu vực 25km3 đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của người dân trong lưu vực của hồ chứa. Các hồ chứa này được xây dựng với nhiều mục đích thủy điện tưới tiêu cung cấp nước cho các hoạt động công nghiệp nông nghiệp trong lưu vực cung cấp nguồn nước mặt cho cộng đồng dân cư. Trong những năm gần đây việc khai thác đất rừng đầu nguồn nuôi trồng thủy sản trong lòng hồ khai thác khoáng sản trong lưu vực đã có những tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng môi trường nước hồ Hoà Bình và hồ Núi Cốc. Một vài