Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn; trên cơ sở phân tích thực trạng, định hướng quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ . . . . HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ KIM THƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành Quản lý công Mã số 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2020 Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học PGS. TS. Phạm Đức Chính Phản biện 1 TS. Ngô Văn Trân Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2 TS. Vũ Anh Tuấn Học viện Chính trị khu vực III Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm Phòng họp . Nhà. - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số - Đường - Quận - TP Thời gian vào hồi giờ tháng năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học Học viện Hành chính Quốc gia MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn là sự nghiệp của Đảng Nhà nước của các cấp các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Chính vì vậy thời gian qua hoạt động quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn của tỉnh Quảng Nam luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân và các cấp các ngành trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập như công tác quản lý có lúc có nơi chưa được chú trọng một số cơ chế quản lý thiếu tính đồng bộ chưa chặt chẽ một số cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh chưa phát huy được hiệu quả chất lượng đào tạo vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó một bộ phận lớn thanh niên nông thôn vẫn chưa thực sự quyết tâm học nghề chưa hiểu đúng và lựa chọn nghề phù hợp với khả năng và điều kiện của mình tỷ lệ thiếu việc làm thất nghiệp trong thanh niên nông thôn còn khá cao. Vì vậy tác