Các thuốc điều trị hội chứng Raynaud Có thể dùng một số thuốc giãn mạch nhóm chẹn kênh calci, thuốc giãn mạch trực tiếp và gián tiếp khác, thuốc ức chế giao cảm, thuốc đồng phân của prostaglandin. Hiện thuốc chẹn kênh calci được coi là lựa chọn hàng đầu trong điều trị hội chứng Raynaud, trong đó có thuốc được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng là nifedipin. Nếu nifedipin không dung nạp được thì có thể dùng một số thuốc khác trong nhóm chẹn kênh calci như amlodipin, diltiazem. . | Thuốc trị bệnh xơ cứng bì do hội chứng Raynaud Xơ cứng bì do hội chứng Raynaud. Các thuốc điều trị hội chứng Raynaud Có thể dùng một số thuốc giãn mạch nhóm chẹn kênh calci thuốc giãn mạch trực tiếp và gián tiếp khác thuốc ức chế giao cảm thuốc đồng phân của prostaglandin. Hiện thuốc chẹn kênh calci được coi là lựa chọn hàng đầu trong điều trị hội chứng Raynaud trong đó có thuốc được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng là nifedipin. Nếu nifedipin không dung nạp được thì có thể dùng một số thuốc khác trong nhóm chẹn kênh calci như amlodipin diltiazem. Các thuốc giãn mạch khác ngoài nhóm chẹn kênh calci có thể sử dụng bao gồm thuốc giãn mạch trực tiếp như nitroglycerin nitroprussid hydralazin papaverin. hoặc thuốc giãn mạch gián tiếp như ketanserin thuộc nhóm đối kháng serotonin chọn lọc fluoxetin ức chế tái hấp thu serotonin captopril nhóm ức chế men chuyển hoặc sindenafil thuốc ức chế phosphodiesterase . Tuy nhiên nhìn chung các thuốc trên không dùng đơn độc để điều trị hội chứng Raynaud - đặc biệt trong thể nặng mà thường dùng phối hợp với thuốc chẹn kênh calci do tác dụng cũng như tính dung nạp của thuốc nhóm chẹn kênh calci tốt hơn. Hiện nay có một số thuốc được nghiên cứu sử dụng điều trị trong tăng áp động mạch phổi nhưng lại có hiệu quả trong điều trị hội chứng Raynaud là bosetan. Bosetan là thuốc đối kháng thụ thể nội mô không chọn lọc nonselective endothelin receptor antagonist vừa có tác dụng trong điều trị tăng áp động mạch phổi lại vừa có tác dụng giảm thiếu máu ở chi qua đó ngăn cản tình trạng loét hoại tử ngón. Các thuốc nhóm đối kháng giao cảm cũng được sử dụng trong điều trị hội chứng Raynaud do cơ chế đối kháng với các thụ thể thần kinh giao cảm đặc biệt là các thụ thể alpha 2 có nhiều ở mạch ngoại biên do đó gây giãn mạch ngoại biên. Thuốc hay dùng là prazosin reserpin methyldopa. Nhìn chung các thuốc này có tác dụng trong đợt cấp nhưng tác dụng điều trị giảm dần theo thời gian và có nhiều tác dụng phụ như gây hạ huyết áp tư thế đứng mạch nhanh. Một số