Hình tượng rồng tiên trong nghệ thuật chạm khắc gỗ truyền thống ở Thanh Hóa thế kỷ XVII - XVII

Thanh Hóa hiện còn nhiều công trình kiến trúc gỗ truyền thống độc đáo của thế kỷ XVII - XVIII chủ yếu là kiến trúc đình, đền, chùa. Trên cấu kiện kiến trúc là các mảng chạm khắc với nhiều chủ đề, đề tài khác nhau. Hình tượng rồng tiên do con người tưởng tượng ra, khắc họa trên di tích hết sức phong phú về hình thức thể hiện đến nội dung, mỗi mảng chạm rồng tiên là một câu chuyện về lịch sử, văn hóa làng xã. | TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU HÌNH TƯỢNG RỒNG TIÊN TRONG NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ TRUYỀN THỐNG Ở THANH HÓA THẾ KỶ XVII - XVIII NCS. Trần Việt Anh Tóm tắt Thanh Hóa hiện còn nhiều công trình kiến trúc gỗ truyền thống độc đáo của thế kỷ XVII - XVIII chủ yếu là kiến trúc đình đền chùa. Trên cấu kiện kiến trúc là các mảng chạm khắc với nhiều chủ đề đề tài khác nhau. Hình tượng rồng tiên do con người tưởng tượng ra khắc họa trên di tích hết sức phong phú về hình thức thể hiện đến nội dung mỗi mảng chạm rồng tiên là một câu chuyện về lịch sử văn hóa làng xã. 1. Đặt vấn đề Theo thống kê Thanh Hóa có tới di tích trong đó có 134 di tích được xếp hạng quốc gia 412 di tích đã xếp hạng cấp tỉnh. Hệ thống kiến trúc truyền thống Thanh Hóa còn lại đến nay chủ yếu là kiến trúc gỗ phổ biến thế kỷ XVIII - XIX một số ít còn lại thế kỷ XVII. Nghệ thuật kiến trúc truyền thống của Thanh Hóa mang sắc thái chung của dân tộc như cố GS. Từ Chi đã từng nói văn hóa Bắc Bộ chiếm một không gian rộng lớn bao gồm cả châu thổ Bắc Bộ đến hết Thanh Nghệ Tĩnh . Tuy nhiên do đặc trưng kinh tế chính trị văn hóa ở thế kỷ XVII - XVIII có nhiều biến động Trịnh - Nguyễn phân tranh chiến tranh liên miên. Bên cạnh đấy Thanh Hóa là quê hương nhà Lê vì vậy ruộng đất được phong cấp cho đội ngũ quan lại công thần chiếm tỷ lệ lớn giai cấp bóc lột và nông dân trực tiếp sản xuất phải nỗ lực rất nhiều mới đảm bảo được cuộc sống và huy động cho chiến tranh lực lượng thợ thủ công do nhà nước quản lý bị cưỡng bức lao động làm theo chế độ binh dịch. Nhưng cũng chính thời kỳ này trong nhân dân các nghề cổ truyền lại có cơ hội phát triển và phổ biến rộng khắp. Nhiều nghề thủ công có từ trước như đục chạm khắc đá gỗ dệt nấu đúc đồng phát triển vượt bậc kiến trúc truyền thống ở giai đoạn này ít nhiều đã chuyển tải được thông điệp của làng xã thời bấy giờ. 2. Hình tượng rồng tiên trong văn hóa Việt Hình tượng rồng tiên đã xuất hiện khá sớm trong lịch sử người Việt từ thời Hồng Bàng người Việt tự coi mình là dòng dõi con rồng .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.