Bài học lịch sử về đối thoại liên tôn giáo từ mối quan hệ Lão - Phật - Nho - tôn giáo tín ngưỡng bản địa miền Trung thời chúa Nguyễn

Từ nội tình dòng họ Trịnh - Nguyễn đã dẫn đến một cơ duyên lịch sử của cả dân tộc sau sự kiện vào Nam của chúa tôi Nguyễn Hoàng năm Mậu Ngọ (1558). Điểm đặc biệt cần chú ý là từ một vùng tử địa, lại dẫn đến sinh lộ độc đạo đi về phương Nam để kiến tạo hoàn chỉnh một đất nước Đại Nam hùng mạnh về sau, trong đó đáng chú ý là chiến lược nhân tâm trên cơ sở phát huy hài hòa, dung dưỡng tinh hoa của Lão - Phật - Nho - tôn giáo tín ngưỡng bản địa để cố kết cộng đồng. | TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU BÀI HỌC LỊCH SỬ VỀ ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN GIÁO TỪ MỐI QUAN HỆ LÃO - PHẬT - NHO - TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG BẢN ĐỊA MIỀN TRUNG THỜI CHÚA NGUYỄN TS. Trần Đình Hằng Tóm tắt Từ nội tình dòng họ Trịnh - Nguyễn đã dẫn đến một cơ duyên lịch sử của cả dân tộc sau sự kiện vào Nam của chúa tôi Nguyễn Hoàng năm Mậu Ngọ 1558 . Điểm đặc biệt cần chú ý là từ một vùng tử địa lại dẫn đến sinh lộ độc đạo đi về phương Nam để kiến tạo hoàn chỉnh một đất nước Đại Nam hùng mạnh về sau trong đó đáng chú ý là chiến lược nhân tâm trên cơ sở phát huy hài hòa dung dưỡng tinh hoa của Lão - Phật - Nho - tôn giáo tín ngưỡng bản địa để cố kết cộng đồng. Tư tưởng đồng nguyên trong tôn giáo tín ngưỡng truyền thống đó thể hiện rõ nét chiến lược nhân tâm sâu sắc là bài học hữu hiệu trong việc cố kết cộng đồng kiến tạo nên bản sắc văn hóa bản lĩnh quốc gia dân tộc thời chúa Nguyễn và cũng đậm tính thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. 1. Mở đầu Thời chúa Nguyễn - Đàng Trong đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong lịch sử và văn hóa miền Trung miền Nam nói riêng và cả đất nước Việt Nam nói chung. Từ nội tình một dòng họ đã dẫn đến cơ duyên mới tạo nên một sinh lộ mới về phương Nam trong quá trình kiến tạo lãnh thổ quốc gia lẫn ý thức bản lĩnh dân tộc. Sẽ có nhiều nguyên nhân lý giải điều này nhưng trước hết cần chú ý đến vấn đề chiến lược nhân tâm của các chúa Nguyễn trên cơ sở dung dưỡng và phát huy tối đa di sản tôn giáo tín ngưỡng từ bên ngoài lẫn bản địa nhằm mục tiêu cố kết cộng đồng phát huy nội lực để ươm mầm một thế lực mới trên chính trường đương thời đủ sức đối trọng với Đàng Ngoài và tiếp tục hành trình về Nam một cách hữu hiệu. Tam giáo Lão Phật Nho đồng nguyên thường được các nhà nghiên cứu nhấn mạnh khi đề cập đến tôn giáo và chính sách an dân thời chúa Nguyễn. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy gắn liền với các giai đoạn lịch sử các chúa Nguyễn chủ trương chú trọng xiển dương các tôn giáo cụ thể khác nhau gắn liền xu hướng bản địa hóa rồi Việt hóa dần theo hướng Phật giáo hóa Nho

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
59    70    1    27-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.