Nghệ thuật sân khấu là bộ môn nghệ thuật tổng hợp, bao gồm các bộ môn nghệ thuật khác tham gia: Văn học, mỹ thuật, âm nhạc, múa . Tất cả các bộ môn nghệ thuật khi tham gia vào vở diễn đều phải tuân thủ theo quy luật của sân khấu. Trong đó kịch bản văn học là khâu đầu tiên cực kỳ quan trọng, nếu không có nó thì đạo diễn và diễn viên sẽ không có việc để dàn dựng và biểu diễn, nhà hát sẽ không hoạt động. | TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU TỪ KỊCH BẢN VĂN HỌC ĐẾN VỞ DIỄN SÂN KHẤU Đạo diễn Dương Anh Tuấn Tóm tắt Nghệ thuật sân khấu là bộ môn nghệ thuật tổng hợp bao gồm các bộ môn nghệ thuật khác tham gia văn học mỹ thuật âm nhạc múa. Tất cả các bộ môn nghệ thuật khi tham gia vào vở diễn đều phải tuân thủ theo quy luật của sân khấu. Trong đó kịch bản văn học là khâu đầu tiên cực kỳ quan trọng nếu không có nó thì đạo diễn và diễn viên sẽ không có việc để dàn dựng và biểu diễn nhà hát sẽ không hoạt động. Từ kịch bản văn học đến vở diễn sân khấu phải qua bàn tay nhào nặn của người đạo diễn sự thể hiện các nhân vật của diễn viên và sự cộng tác của họa sĩ nhạc sĩ kỹ thuật viên mới trở thành một tác phẩm sân khấu hoàn chỉnh. Kịch bản văn học nếu chưa được dàn dựng để diễn trên sân khấu mới chỉ có giá trị như một tác phẩm văn học. Người ta đọc nó như một thể loại ưa thích như đọc truyện đọc tiểu thuyết. Giá trị văn học kịch cũng chỉ tồn tại trong óc tưởng tượng của người đọc chưa thể trở thành tác phẩm sân khấu. Từ kịch bản văn học chuyển sang hình thức vở diễn là cả một quá trình sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi sự tham gia của nhiều người nhiều bộ môn nghệ thuật khác vào vở diễn. Jac-Cơ-Cô-Pô nhà nghiên cứu sân khấu Pháp coi quá trình chuyển đó là Từ cuộc sống tinh thần tiềm ẩn của văn học sang cuộc sống hiện tại cảm xúc và cụ thể của sân khấu 1 tr. 7 . Bước chuyển của quá trình đó được giao cho đạo diễn là người tổng chỉ huy có nhiệm vụ chỉ đạo hướng dẫn tổ chức cả một tập thể nhà hát cũng giống như nhà chỉ huy âm nhạc - nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc với sự hợp tác của các nhạc công làm sống dậy bản tổng phổ mà nếu không có anh ta và các nhạc công thì tác phẩm âm nhạc mãi mãi nằm chết trên trang giấy. Nếu tác giả là người sáng tác ra kịch bản văn học thì người đạo diễn là tác giả thứ hai - sáng tạo ra vở diễn sân khấu. Điều đó có thể giải thích ở cảm hứng sáng tác giữa tác giả và đạo diễn có chỗ giống nhau và cũng có chỗ khác nhau. Đạo diễn sáng tạo có phần gò bó hơn tác giả kịch bản nếu .