Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm hình thành và phát triển tâm lí, tình cảm - quan hệ xã hội cho trẻ mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo bé nói riêng. Từ đó góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Mời các bạn cùng tham khảo! | A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài Về lí luận Trong cuộc sống con người nói chung vốn có rất nhiều nhu cầu như ăn ở mặc đi lại giải trí giao lưu. trong đó nhu cầu giúp cho con người mở rộng các mối quan hệ và các cơ hội học hỏi tìm tòi sáng tạo để bản thân ngày càng phát triển hoàn thiện đó chính là nhu cầu giao lưu chia sẻ. Với trẻ em nói chung trẻ mầm non nói riêng cũng vậy những nhu cầu bản năng được ăn ở mặc. giúp trẻ tồn tại và lớn lên song những nhu cầu xã hội trong đó có nhu cầu chia sẻ cảm xúc lại giúp cho đứa trẻ ngày càng hoàn thiện và phát triển về tâm lí. Tâm lí của đứa trẻ phát triển tốt sẽ kích thích đứa trẻ phát triển toàn diện hơn về mọi mặt như thể chất ngôn ngữ nhận thức thẩm mỹ. Mặt khác trong các cuốn sách viết về tâm lí học trẻ em cũng đều khẳng định rất rõ việc giao lưu cảm xúc ở trẻ nhỏ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển tâm lí cũng như sự phát triển toàn diện của đứa trẻ về sau. Điều đó cũng khẳng định rõ rằng Việc dạy trẻ biết chia sẻ cảm xúc với mọi người xung quanh cũng là một việc làm vô cùng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Trong xây dựng các kế hoạch giáo dục trẻ mầm non cụ thể là kế hoạch mục tiêu đầu chủ đề nếu lĩnh vực phát triển thể chất luôn được đưa lên đầu tiên để khẳng định rằng phát triển thể chất là yếu tố tiên quyết cho sự phát triển toàn diện của đứa trẻ thì lĩnh vực phát triển tình cảm quan hệ xã hội cũng được đưa lên trước cả các lĩnh vực phát triển ngôn ngữ nhận thức và thẩm mỹ để thể hiện mục tiêu phát triển tình cảm quan hệ xã hội trong đó có yếu tố chia sẻ cảm xúc cũng hết sức quan trọng và vô cùng cần thiết. Về thực tiễn Với điều kiện phát triển năng động của xã hội hiện nay phần lớn các bậc phụ huynh có nhiều điều kiện thuận lợi về vật chất để chăm sóc đáp ứng tốt các nhu cầu về bản năng và một số nhu cầu khác như nhu cầu học tập giải trẻ. Tuy nhiên đa số họ lại không có nhiều thời gian để gần gũi và quan tâm nhiều đến việc mang lại cho mỗi đứa trẻ những tâm lí cảm xúc .