Sáng kiến kinh nghiệm nhằm tìm ra những giải pháp góp phần khắc phục các khó khăn chung trong quá trình áp dụng phương pháp mới khi thực hiện dạy – học Mĩ thuật ở trường tiểu học. Xây dựng và tổ chức được các giờ học Mĩ thuật theo chủ đề áp dụng phương pháp mới tạo hứng thú cho học sinh, giúp học sinh được tiếp cận, trải nghiệm và lĩnh hội những kiến thức mới đồng thời rèn luyện các kĩ năng tạo hình cơ bản cho học sinh. Giúp học sinh học môn Mĩ thuật có hiệu quả hơn, bước đầu biết cảm nhận về cái đẹp và vận dụng trong cuộc sống. | Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môn Mĩ thuật là môn học để tập cho các em học sinh tiếp xúc với cái đẹp bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ giúp các em biết rung động trước cái đẹpvà tạo ra cái đẹp. Muốn có cái đẹp trước tiên phải có kiến thức tiếp đó là môi trường học tập và quan trọng nhất và sự hứng thú lòng say mê với Mĩ thuật. Bản thân tôi là một giáo viên Mĩ thuật tiểu học với 33 năm trong nghề tôi nhận thấy tầm quan trọng của môn học nàytrong hệ thống giáo dục và thấy mình cần có trách nhiệm để nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật. Đặc biệt ở môn học này các em cần tiếp nhận sự truyền tải kiến thức từ thầy cô giáo từ đó các em được trải nghiệm phát triển tiếp các hoạt động và sáng tạo ra các sản phẩm mang màu sắc của riêng mình do đó thầy cô cần làm thế nào để truyền được cảm hứng học tập cho học sinh khiến các em có một tâm thế học tập thoải mái hăng say và thích thú với môn học. Dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới là vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Cùng với việc hội nhập quốc tế qua Dự dán Phát triển giáo dục Mĩ thuật Tiểu học SAEP do chính phủ Đan Mạch hỗ trợ các nhà nghiên cứu đã đưa ra các quy trình phương pháp chương trình mới cho việc giảng dạy Mĩ thuật dạy học theo chủ đề và đã được đưa vào dạy thử nghiệm đại trà tại nhiều trường tiểu học. Được sự quan tâm và chỉ đạo của các cấp quản lý và trực tiếp là Ban giám hiệu nhà trường qua một thời gian áp dụng phương pháp dạy học mới tôi cũng như các đồng nghiệp giảng dạy bộ môn Mĩ thuật nói chung đều nhận thấy kết quả có những tiến triển nhất định Học sinh hăng say và hứng thú hơn với môn học so với chương trình cũ học sinh không bị áp lực bởi thời gian hay sợ mình không làm được bài các em hoạt động tích cực hơn ở các giờ học Mĩ thuật các em được tiếp cận với nhiều cách thức cũng như chất liệu tạo hình mới từ đó mạnh dạn hơn trong các hoạt động của mình. Bên cạnh những thuận lợi thì còn một số khó khăn cơ bản như Cơ sở .