Mục đích của sáng kiến này là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về đọc đúng tiếng, đọc liền tiếng trong từ, trong câu, đọc đúng ngữ điệu, biết cách ngắt nghỉ hơi trong văn bản thơ, cũng như văn bản văn xuôi. Mục đích của đề tài đưa ra phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học về phân môn Tập đọc một cách tốt nhất để giúp học sinh trong quá trình học đạt hiệu quả cao để tạo hứng thú với các em trong giờ học giúp các em chú ý nghe giảng, hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài. | MỤC LỤC TIÊU ĐỀ TRANG A. PHẦN MỞ ĐẦU 2 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 5. Phạm vi nghiên cứu 4 6. Phương pháp nghiên cứu 4 B. NỘI DUNG 5 CHƢƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG 5 1. Cơ sở của vấn đề nghiên cứu 5 . Cơ sở khoa học 5 . Làm rõ một số nội dung khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài 5 . Tìm hiểu về phân môn Tập đọc ở lớp 1 6 CHƢƠNG II THỰC TRẠNG DẠY HỌC 8 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 8 . Thực trạng chung của vấn đề nghiên cứu 8 . Khảo sát nội dung chương trình SGK - Tiếng Việt 1 - Tập 2 8 . Yêu cầu về kỹ năng đọc 8 . Nhiệm vụ của mỗi tiết dạy Tập đọc 9 . Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 11 . Thuận lợi 11 . Khó khăn 11 CHƢƠNG III CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 13 3. Biện pháp tiến hành 13 . Đề xuất một số biện pháp 13 Biện pháp thứ nhất Dạy linh hoạt các phương pháp trong giờ Tập đọc 13 . Biện pháp thứ hai Hướng dẫn học sinh luyện đọc trong giờ Tập đọc 15 Biện pháp thứ ba Nghỉ giải lao giữa giờ Tập đọc 23 Biện pháp thứ tư Ôn các vần đã học qua tiết Tập đọc 24 Biện pháp thứ năm Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi một cách phù 25 hợp Biện pháp thứ sáu Rèn đọc cho học sinh trong các giờ học khác 26 Khái quát hoá các giải pháp đã nêu 28 . Kết quả thực nghiệm khoa học 29 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 30 1. Kết luận chung 30 2. Ý kiến khuyến nghị 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 32 PHỤ LỤC 33 Giáo án minh họa bài Bàn tay mẹ 33 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Như chúng ta đã biết trong nhà trường Tiểu học ở Việt Nam đã coi Tiếng Việt là một môn học trung tâm làm nền móng các môn học khác. Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ vô vùng quan trọng đó là hình thành 4 kỹ năng Nghe - nói - đọc - viết cho học sinh. Tập đọc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kỹ năng đọc một kỹ năng quan trọng .