Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với cơ sở mầm non ngoài công lập trên địa thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác QLNN đối với cơ sở mầm non ngoài công lập trên địa thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương trong thời gian tới. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGÔ THỊ NGỌC UYÊN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CƠ SỞ MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TÂN UYÊN TỈNH BÌNH DƢƠNG Chuyên ngành Quản lý công Mã số 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019 Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học Tiến sĩ Nguyễn Thị Hà Phản biện 1 Tiến sĩ Trần Trọng Đức. Phản biện 2 Tiến sĩ Nguyễn Văn Phương Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm Phòng 207 Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số 10 - Đường 3 tháng 2 Phường 12 - Quận 10 TP. Hồ Chí Minh Thời gian vào hồi 15 giờ 00 ngày 28 tháng 8 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học Học viện Hành chính Quốc gia PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Cùng với tốc độ phát triển dân số hiện nay nhu cầu của xã hội về giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng ngày càng tăng trong khi hệ thống các trường công lập chưa đáp ứng được. Với định hướng khuyến khích xã hội hóa cả hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và giáo dục mầm non nói riêng đã giúp phát triển mạnh hình thức giáo dục ngoài công lập. Thị xã Tân Uyên với tốc độ tăng trưởng cao thu hút nhiều dự án đầu tư trong nước và ngoài nước vào các khu cụm công nghiệp. Vì vậy thị xã cũng thu hút lực lượng lao động nhập cư rất lớn. Theo thống kê của Phòng Giáo dục - Đào tạo thị xã trong 05 năm trở lại đây từ năm 2013 đến năm 2018 trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng trẻ mầm non mẫu giáo. Với số lượng trẻ tăng như thế thì hệ thống các trường mầm non công lập không thể đáp ứng được nhu cầu giữ trẻ. Sự tồn tại và phát triển của các cơ sở mầm non ngoài công lập xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và cấp bách đó. Vì vậy việc nghiên cứu để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với cơ sở mầm non