Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng động lực làm việc của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, chỉ ra những nguyên nhân của thực trạng, từ đó để đưa ra một số giải pháp tạo động lực làm việc cho công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Dương. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ - - - - HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN VÕ THANH THẢO TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG Mã số 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2019 Công trình được hoàn thành tại HỌC VIÊN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học . VÕ KIM SƠN Phản biện 1 Hoàng Mai Học viện hành chính quốc gia Phản biện 2 TS. Nguyễn Thắng Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm Phòng họp 207 Nhà A- Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số 10 Đường 3 2 Phường 12 Quận 10 - TP. Hồ Chí Minh Thời gian vào hồi 13 giờ 30 Ngày 25 tháng 8 Năm 2019 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Động lực làm việc có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất hiệu quả làm việc cho cá nhân và tổ chức. Vì vậy việc tạo động lực làm việc trong tổ chức luôn là vấn đề được quan tâm nhằm phát huy nội lực bên trong của tổ chức trên cơ sở tận dụng những yếu tố bên ngoài nhằm mang lại sự phát triển hiệu quả bền vững cho tổ chức. Tạo động lực là sử dụng hợp lý nguồn lao động khai thác hiệu quả nguồn lực con người nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hiệu lực của tổ chức. Tạo động lực làm việc cho CBCC có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước. Bình Dương luôn là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước trong việc thu hút nguồn nhân lực có chất lượng vào công tác tại cơ quan nhà nước. Tuy nhiên đang có một thực trạng là đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn hiện nay ở một số nơi đang có tình trạng chưa thực sự tận tâm tận lực đam mê với công việc có tâm lý chán nản không muốn gắn bó với công việc làm ảnh hưởng lớn tới hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn đây là tiền đề của những biểu hiện tiêu cực có thể phát sinh. Tình trạng công chức bỏ bê công việc làm việc cầm chừng tình trạng bình quân