Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm hệ thống hóa các kiến thức về di tích lịch sử văn hóa và quản lý nhà nước về di tích lịch sử; Phân tích thực trạng di tích lịch sử cấp quốc gia, quản lý nhà nước về di tích lịch sử cấp quốc gia tại tỉnh Đắk Lắk; Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử cấp quốc gia tại tỉnh Đắk Lắk. | MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Di tích lịch sử là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa dân tộc. Ngày nay chúng càng trở nên quan trọng hơn trước những thay đổi của thời đại trên các lĩnh vực chính trị kinh tế văn hóa - xã hội. Kinh nghiệm xây dựng và phát triển văn hóa - xã hội ở nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy dân tộc nào giữ được những giá trị di sản văn hóa thì dân tộc đó sẽ giữ được bản sắc văn hóa của mình. Vì thế trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn tôn tạo hệ thống DTLS. Tuy nhiên để giữ gìn di tích tồn tại lâu dài và việc khai thác giá trị của chúng đạt hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với DTLS cũng cần được quan tâm một cách cân xứng bởi lẽ nếu quản lý tốt thì mới có thể bảo tồn và phát huy giá trị của hệ thống di tích thực sự đúng lúc đúng chỗ và đúng cách. Để làm được điều đó một cách hiệu quả đòi hỏi công tác quản lý nhà nước phải nắm bắt được thực trạng cũng như các giá trị của hệ thống DTLS một cách toàn diện từ đó tạo cơ sở khoa học để điều chỉnh và tác động tích cực đến quá trình định hướng và xây dựng các kế hoạch giải pháp tốt nhất cho công tác bảo tồn khai thác và phát huy các giá trị các DTLS. Điều này càng trở nên cần thiết đối với tỉnh Đắk Lắk một tỉnh trung tâm của vùng Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng. Tính tới ngày 24 tháng 12 năm 2018 toàn tỉnh Đắk Lắk đã có 32 di tích được xếp hạng. Trong đó có 02 di tích Quốc gia đặc biệt 17 di tích Quốc 1 gia 13 di tích cấp tỉnh và nhiều di tích có đủ tiêu chí xếp hạng nhưng đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ khoa học. Tuy nhiên khá nhiều trong số đó đang ở trong tình trạng xuống cấp vì thế công tác quản nhà nước đối với DTLS hiện đang là vấn đề cấp bách đặt ra của địa phương này. Trong những vừa năm qua công tác quản lý nhà nước đối với DTLS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã được quan tâm và đạt được những kết quả cụ thể tuy nhiên công tác này vẫn còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc Chưa có một hệ thống .