Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở hệ thống hóa các kiến thức về di tích lịch sử văn hóa và quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa; phân tích thực trạng về quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai, đề tài luận văn đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa ở địa phương. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN MẠNH HÙNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI Chuyên ngành Quản lý công Mã số 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2018 1 Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học TS. Trịnh Đức Hưng Phản biện 1 Hoàng Văn Chức Phản biện 2 TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm Phòng nhà A Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia. Số 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - TP. Hà Nội. Thời gian vào hồi giờ phút ngày tháng năm 2018. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học Học viện Hành chính Quốc gia. 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Di tích là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng minh chứng về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Di tích giúp con người biết được cội nguồn của dân tộc mình hiểu về truyền thống lịch sử đặc trưng văn hoá của đất nước và do đó có tác động ngược trở lại tới việc hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại . Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới có vị trí địa - kinh tế - chính trị hết sức quan trọng. Trong những năm qua quản lý nhà nước về di tích trên địa bàn tỉnh tỉnh Lào Cai đã đạt được nhiều thành tựu. Hệ thống di tích lịch sử của Lào Cai không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân địa phương mà còn đang trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế văn hóa xã hội. Tuy nhiên hoạt động quản lý di tích vẫn còn nhiều bất cập lỏng lẻo chưa có sự gắn kết giữa các cấp ngành và chính quyền địa phương . Từ những lý do trên học viên chọn đề tài Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm qua đã có .