Luận văn tổng hợp những kiến thức lý luận về việc thực hiện pháp luật về công chứng trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn việc thực hiện Luật Công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm đưa ra một số luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và trên cả nước nói chung. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM NGỌC HUYỀN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI - NĂM 2020 Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học TS. Vũ Văn Tính Phản biện 1 TS. Đàm Bích Hiên Phản biện 2 TS. Đoàn Tố Uyên Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm Phòng họp D Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa TP Hà Nội Thời gian vào hồi 13 giờ ngày 15 tháng 8 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban QLĐT Sau đại học Học viện Hành chính Quốc gia MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội và khoa học- công nghệ thì xu thế toàn cầu hóa hội nhập và dân chủ hóa cũng là một trong những yêu cầu được xã hội đề ra và đòi hỏi. Nhà nước không chỉ đơn thuần là một bộ máy quyền lực đứng trên nhân dân và cai trị nhân dân mà hơn nữa còn phải có trách nhiệm đảm bảo và phục vụ các lợi ích cho nhân dân. Một trong số đó được thể hiện bằng các hoạt động cung ứng dịch vụ công cho xã hội. Công chứng là một trong số những hoạt động dịch vụ hành chính công tức là thực hiện dịch vụ của Nhà nước nhân danh Nhà nước- như tác giả TS. Tuấn Đạo Thanh trong Pháp luật công chứng Những vấn đề lý luận và thực tiễn đã đưa ra rằng Hiểu một cách đơn giản nhất công chứng chính là việc công quyền đứng ra làm chứng . Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản về công chứng. Nghị quyết số 49-NQ TW ngày ngày 02 6 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra nhiệm vụ Hoàn thiện chế định công chứng xác định rõ phạm vi của công chứng giá trị pháp lý của văn bản công chứng xây dựng mô hình quản lý nhà nước về công chứng theo hướng Nhà nước chỉ tổ chức cơ quan công chứng thích hợp