Mục đích của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, pháp lý và thực trạng hoạt động thanh tra lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, luận văn đưa ra được các giải pháp nhằm bảo đảm hoạt động thanh tra lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VÕ THỊ XUÂN HỒNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA LAO ĐỘNG CỦA SỞ LAO ĐỘNG THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số 8 3 8 0 1 0 2 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019 Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học . NGUYỄN THỊ THU HÀ Phản biện 1 TS. PHẠM QUANG HUY Phản biện 2 . BÙI ĐỨC KHÁNG Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm Phòng họp 207 Nhà A Phân viện Hành chính Quốc gia tại thành phố Hồ Chí Minh. Số 10 Đường 3 2 phường 12 quận 10 thành phố Hồ Chí Minh Thời gian vào hồi 18 giờ ngày 27 tháng 8 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia Hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học Học viện Hành chính Quốc gia MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người nó tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động có năng suất chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam dưới tác động của quy luật cung - cầu quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh doanh nghiệp không chỉ đa dạng về hình thức sở hữu quy mô kinh doanh mà ngày càng có nhiều lĩnh vực kinh doanh mới xuất hiện. Sức sáng tạo của doanh nghiệp không chỉ làm đa dạng các ngành nghề lĩnh vực nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tối đa lợi nhuận của doanh nghiệp mà đẩy mức độ cạnh tranh ở mức cao hơn. Để tránh đổ vỡ phá sản và gia tăng lợi nhuận các doanh nghiệp có thể tác động đến thị trường và xã hội theo các cách khác nhau trong đó không loại trừ những hành vi tiêu cực. Trong quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động thế yếu thuộc về người lao động. Người sử dụng lao động vì lợi ích kinh tế luôn có xu hướng vi phạm pháp luật lao động xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng