Mục đích nghiên cứu của đề tài từ việc nghiên cứu làm rõ mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, cũng như những bài học của triều Trần trong việc phát huy sức mạnh của nhân dân để áp dụng vào tình hình thực tế công tác quản lý nhà nước hiện nay, phát huy hiệu quả quyền làm chủ của nhân dân đối với quản lý nhà nước, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ . . HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TẠ HOÀNG HẢI PHÁT HUY QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ TRIỀU TRẦN Chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI NĂM 2020 Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học Lê Thị Hương Phản biện 1 TS. Nguyễn Thị Vân Hà Phản biện 2 Nguyễn Thị Việt Hương Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm Phòng họp . Nhà. - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa Thành phố Hà Nội Thời gian vào hồi giờ tháng năm 201. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học Học viện Hành chính Quốc gia MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt là trung tâm của hệ thống chính trị mang trong mình bản chất giai cấp và tính xã hội. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau từ hình thái nhà nước sơ khai đến nhà nước xã hội chủ nghĩa hoạt động quản lý của nhà nước ngày càng được chú trọng hơn trên cả phương diện lý luận khoa học và thực tiễn. Với việc làm rõ hơn vai trò chức năng của nhà nước khoa học quản lý nói chung và khoa học hành chính nói riêng cũng đi sâu nghiên cứu từng yếu tác động đến quản lý nhà nước trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của người dân với tư cách vừa là chủ thể của quyền lực nhà nước vừa là đối tượng quản lý của nhà nước. Trên thế giới ngay từ thời kỳ văn minh Hy Lạp cổ đại khái niệm dân chủ đã được các nhà chính trị học triết học như Platon Aristote đề cập tuy còn sơ khai và chưa đầy đủ song đây cũng là sự khẳng định bước đầu về vai trò của người dân trong quản lý nhà nước và công việc cộng đồng. Ở Việt Nam với đặc thù của nền văn minh nông nghiệp ngay từ buổi đầu dựng nước người Việt đã xây dựng được tinh thần đoàn kết gắn bó chặt chẽ trong .